Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 sẽ tổng hợp các đề đọc hiểu thuộc chương trình học môn Ngữ văn lớp 10.
Tài liệu bao gồm 2 bộ đề đọc hiểu (Ngữ liệu ngoài SGK) cho 3 bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều do chúng tôi tổng hợp. Bạn đọc có thể tham khảo để nắm được nội dung chi tiết ngay sau đây.
Tài liệu gồm:
- Bộ số 1: 9 đề đọc hiểu của 3 bộ sách CD, KNTT và CTST (Có đáp án)
- Bộ số 2: 11 đề đọc hiểu tổng hợp (Có đáp án)
- File Word có thể chỉnh sửa.
- File PDF thuận tiện in trên Mobile.
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10
1. Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 10 (Bộ số 1)
Xem thêm:
2. Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 (Bộ số 2)
Đề 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
1. Thể loại
Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại mà khi viết tác giả thường đưa vào những yếu tố hoang đường, kì lạ. Qua câu chuyện về thánh thần, ma quỷ, truyện truyền kì thường phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng và thái độ của người viết về cuộc sống và con người.
2. Tác giả
Nguyễn Dữ (? -?), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì từ quan về ở ẩn. Với Truyền kì mạn lục, ông đã đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.
3. Tác phẩm
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có pha nhiều yếu tố hoang đường. Đó là câu chuyện về một người tên là Ngô Tử Văn, tính tình ngay thẳng, ghét sự gian tà. Trước sự tác oai tác quái của linh hồn tên tướng phương Bắc bại trận, Tử Văn đã đốt đền. Tử Văn về gặp Diêm Vương được xử không có tội, đòi lại được ngôi đền cho Thổ thần. Tử Văn sống lại nhưng một tháng sau lại đột ngột qua đời và được trở thành quan phán sự.
(Trích Đọc hiểu văn bản ngữ văn 10, Nguyễn Trọng Hoàn)
1. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
2. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
3. Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở điể m nào?
4. Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay.
Gợi ý:
1. Nội dung chính của văn bản trên:
- Giới thiệu đặc điểm thể loại truyền kì;
- Giới thiệu khái quát về cuộc đời nhà văn Nguyễn Dữ;
- Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
2. Phương thức biểu đạt của văn bản: thuyết minh
3. Truyện truyền kì khác thần thoại, truyện cổ tích và truyền thuyết ở chỗ:
- Truyện truyền kì cũng có thể bắt nguồn từ truyện thần kì của dân gian n hưng nó đã có tác giả, có sự đầu tư của cấu trúc, chọn l ọc chi tiết và hơn hết, mỗi truyện truyền kì là một bài học làm người trọn vẹn.
- Truyện truyền kì có dung lượng lớn hơn những truyện dân gian, ngôn ngữ kể chuyện đã có màu sắc của phong cách, nhân vật của truyện có đời sống, có cá tính. Đặc biệt các tình huống của truyện đầy những bất ngờ, hấp dẫn bởi kịch tính cao.
- Truyện truyền kì thông thường là sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi truyện là một vấn đề của cuộc sống. Nó không mang tính chức năng trong nội dung phản ánh và tính mô tip về hình thức của truyện.
4. Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;
- Nội dung: Từ vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn, thí sinh liên hệ đến lối sống ngay thẳng, ghét sự gian tà trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể:
- Giải thích: Sống ngay thẳng là sống đúng với con người thật của mình, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ghét sự gian tà là căm phẫn trước sự lộng hành của cái ác
- Ý nghĩa của lối sống: thể hiện bản lĩnh của con người chính trực, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà
- Phê phán lối sống dối trá, đạo đức giả
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: hiểu được ý nghĩa của lối sống thẳng thắn, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Đề 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Bình về hai câu thơ Ngư ca tam xướng vu hồ khoát / Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao của Nguyễn Trãi, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh viết:
Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca toả ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao hơn vì tiếng sáp vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.
(Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỉX đến nửa đầu thế kí XVIII, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978, tr. 353)
1. Trong đoạn văn trên có phần diễn xuôi các câu thơ, có phần bình về chúng. Anh (chị) hãy xác định ranh giới giữa hai phần đó.
2. Ở đoạn văn trên, tác giả nhấn mạnh điểm đặc sắc gì của các câu thơ?
3. Tác giả đã chọn hình thức lập luận nào khi triển khai đoạn văn này? Nêu những dấu hiệu giúp anh (chị) nhận ra điều đó.
4. Anh (chị) hiểu thế nào về vấn đề: Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn.
Gợi ý:
1. Phần diễn xuôi các câu thơ nằm gọn trong câu thứ nhất của đoạn văn. Phần bình bắt đầu từ câu: “Hồ rộng thêm...” đến hết.
2. Điểm đặc sắc được tác giả đoạn văn nhấn mạnh: các câu thơ không chỉ tả khung cảnh, sự vật mà còn thể hiện được cảm giác, cái nhìn của con người khi đứng trước khung cảnh, sự vật đó.
3. Khi triển khai đoạn văn này, hình thức lập luận được lựa chọn là hình thức quy nạp. Tất cả những lời bình đều nhằm đến một kết luận được phát biểu ở câu cuối cùng: “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế”.
4. “Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn” - luận điểm này đề cập đến một số chức năng cơ bản của văn học: chức năng bồi đắp tâm hồn con người, giáo dục, định hướng về lối sống. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng của văn nghệ, do văn nghệ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng và là tiếng nói của tình cảm. Nhờ vậy, những điều muốn nói của văn nghệ dễ dàng lan thấm vào tâm hồn độc giả, gây nên những rung động thấm thía.