Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 - 2023 Phiếu thu hoạch lớp tập huấn thay SGK lớp 3
Bài thu hoạch tập huấn sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 - 2023 giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm, ý tưởng mới để hoàn thiện phiếu thu hoạch lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018.
Năm học 2022 - 2023, lớp 3 học theo 3 bộ sách mới là Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Vì vậy, để chuẩn bị thật tốt cho năm học mới các thầy cô sẽ tham gia lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm, bài thu hoạch SGK lớp 3 Cánh diều. Mời thầy cô cùng tải miễn phí:
Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 3 năm 2022 - 2023
PHIẾU THU HOẠCH
Lớp tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 theo Chương trình GDPT 2018
Ngày: Từ ngày 27/6/2022 → 01/7/2022
Địa điểm: Phòng Tiếng Anh Trường TH …………………………….
Họ tên: …………………. ; đơn vị công tác: Trường TH ……………
I. Đánh giá (Đánh X vào ô thích hợp)
TT | Câu hỏi | Đánh giá | |||
Rất tốt | Tốt | Đạt yêu cầu | Chưa đạt yêu cầu | ||
1 | Nội dung tập huấn có đáp ứng nhu cầu mong đợi của thầy/ cô không? | x | |||
2 | Phương pháp tập huấn có phù hợp và hiệu quả không? (trình bày, tương tác giữa GV và BCV) | x | |||
3 | Tài liệu tập huấn được sử dụng hợp lý và hữu ích cho tập huấn và giảng dạy không? | x | |||
4 | Đánh giá chung về lớp tập huấn | x | |||
5 | Báo cáo viên (trình bày, hướng dẫn sử dụng sách) | x | |||
6 | Hình thức, địa điểm tổ chức lớp tập huấn | x |
II. Thu hoạch: Qua lớp tập huấn, thầy/cô học tập nội dung cơ bản nào?
Qua lớp tập huấn, bản thân học tập nội dung cơ bản:
Bộ sách không chỉ là nơi chuyển tải tri thức mà còn gợi mở, truyền cảm hứng để các em HS tìm tòi, khám phá, sáng tạo và chinh phục… Chân trời sáng tạo giúp các em HS định hướng tư duy; tự khám phá và phát triển mọi tiềm năng của bản thân.
Sách có tính mở, Giáo viên có thể lựa chọn các nội dung kết cấu các bài học có thể thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp.
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được trong cuộc sống.
- Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống, được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác mà giáo viên chuẩn bị.
- Giáo viên dạy học chương trình mới vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó hình thành và phát triển các phẩm chất “chăm học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “hợp tác, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề”. Để hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học, giáo viên phải thiết kế để cho học sinh vừa tham gia học vừa tự học để từ đó các em được hình thành các kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các nội dung phù hợp để các em được tham gia, được tự hoàn thiện bản thân mình.
- Trong từng tiết học học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn.
Về chương trình và nội dung các môn học
Môn Tiếng Việt
- Mỗi bài học đều được xây dựng theo cấu trúc: Khởi động ; Khám phá và luyện tập, vận dụng. Các hoạt động học tập được chọn lọc, tổ chức dựa trên phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng nhận thức của học sinh; tạo cơ sở để giáo viên chủ động sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; giúp học sinh rèn luyện, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, góp phần giáo dục phẩm chất, đạo đức, phát triển năng lực tư duy và sáng tạo cho học sinh một cách toàn diện.
- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.
- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.
Môn Toán
- Các hoạt động học tập được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS, thể hiện tinh thần tích hợp, gắn bó môn Toán với các môn học khác, đáp ứng được nhu cầu của HS tiểu học, hạn chế được những khó khăn trong quá trình dạy học, đồng thời giúp các em hứng thú hơn khi học tập.
- Cung cấp đầy đủ các nội dung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học, học sinh thực hành để khám phá kiến thức mới. Không ép buộc học sinh học thuộc lòng, giới thiệu các cách thức giúp học sinh chủ động nắm các kiến thức, kĩ năng cần nhớ. Giúp giáo viên thể hiện tốt các ý tưởng và phương pháp dạy học mới.
- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.
- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.
Môn Tự nhiên và Xã hội
- Được xây dựng theo định hướng mới phát triển năng lực của người học , cụ thể ở năng lực giải quyết vấn đề và phát huy tính sáng tạo thông qua các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống của các em. Các bài học mang tính mở. Giáo viên sẽ linh hoạt trong việc tổ chức dạy học, phát huy khả năng sáng tạo trong thiết kế bài dạy. Tăng cường tính trải nghiệm, tính thực hành và đa dạng hoá phương thức tổ chức dạy học các bài của môn học; Tích hợp các nội dung: giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống, giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài học.
- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.
- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.
Môn Đạo đức
- Thấy được những nội dung mới về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, những kĩ năng cần thiết trong sinh hoạt, học tập.
- Nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống và giáo dục pháp luật. Trong mỗi bài học, các em sẽ được trải nghiệm, thực hiện những hoạt động học tập tích cực, sinh động, hấp dẫn thông qua những câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, những tình huống gần gũi, thiết thực, những bài thơ, câu chuyện, trò chơi phù hợp với tâm hồn, nhận thức và thực tiễn đời sống của các em.
- Mục tiêu hình thành, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học.
- Môn học hình thành động cơ đạo đức và thực hiện các hành vi đạo đức cụ thể; giúp cho quá trình dạy học môn Đạo đức thực sự là quá trình chuyển hoá các giá trị đạo đức và kĩ năng sống thành ý thức và hành vi trong mỗi học sinh.
- Tạo điều kiện để giáo viên vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, phát triển năng lực học sinh ; Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm nhiều hơn.
- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.
- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.
Môn Hoạt động trải nghiệm
- Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào khám phá, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
- Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm không dừng lại ở các chủ đề mang tính chính trị xã hội như trong chương trình hiện hành mà còn chú trọng vào các hoạt động phát triển cá nhân, lao động và đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn.
- Nắm được cách soạn bài cho từng tiết học.
- Nắm được trình tự tiết dạy khi đứng lớp.
Bộ sách không chỉ giúp người dạy, người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
* Đề xuất:
Không có đề xuất.
Người thực hiện