300 câu hỏi trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 Trắc nghiệm GDCD lớp 9

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn GDCD lớp 9 được Eballsviet.com đăng tải trong bài viết dưới đây.

Tài liệu tổng hợp 300 câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì sắp tới. Chúc các bạn học tốt.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn GDCD 9

Câu 1: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?

A. Luôn làm theo số đông.

B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình.

C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm cho xong bài tập.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính tự chủ ?

A. Bình tĩnh, tự tin trong mọi công việc.

B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác.

C. Luôn cố gắng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp.

D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh.

Câu 3: Câu tục ngữ nào thể hiện chí công vô tư?

A. Nhất bên trọng nhất bên khinh

B. Cái khó ló cái khôn

C. Quân pháp bất vị thân

D. Uống nước nhớ nguồn

Câu 4: Câu nói “ Phải để việc công việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” thể hiện phẩm chất gì?

A. Tự chủ

B. Chí công vô tư

C. Dân chủ

D. Tình yêu hòa bình

Câu 5: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống là người có đức tính:

A. Tự lập

B. Tự tin

C. Tự chủ

D. Tự ti

Câu 6: Việc làm nào thể hiện chí công vô tư?

A. Làm việc vì lợi ích riêng

B. Chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình

C. Giải quyết công việc công bằng

D. Dùng tiền bạc của nhà nước cho việc gia đình

Câu 7: Hành vi nào thể hiện không tự chủ?

A. Luôn luôn ôn tồn mềm mỏng khi giải quyết vấn đề

B. Kiềm chế bản thân

C. Im lặng trước thái độ coi thường của người khác

D. Phản đối ý kiến của người khác khi chưa được phép

Câu 8: Câu tục ngữ “ Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói đến phẩm chất nào?

A. Chí công vô tư .

B. Dân chủ.

C. Tự chủ .

D. Kỉ luật.

Câu 9: Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện tinh thần chí công vô tư?

A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

B. Nhất bên trọng, nhất bên khinh.

C. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

D. Ăn cháo, đá bát.

Câu 10: Câu ca dao: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây?

A. Nhân nghĩa.

B. Tự tin.

C. Tự chủ

D. Chí công vô tư.

Câu 11: Khi đối diện với những lời đồn thổi không hay về mình, em sẽ làm gì để thể hiện sự tự chủ của bản thân?

A. Bình tĩnh, lắng nghe, xem xét để xử lí đúng.

B. Cố gắng truy tìm cho ra nguồn gốc và phải làm sáng tỏ mọi chuyện.

C. Tỏ ra hốt hoảng.

D. Vội tìm cách thanh minh với mọi người.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người không có tính tự chủ?

A. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ

B. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình

C. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh

D. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó

Câu 13: Em tán thành với quan điểm nào sau đây?

A. Chỉ có những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư

B. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình

C. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm

D. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện phẩm chất chí công vô tư

Câu 14: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

A. Người tự chủ luôn hành động theo ý của mình

B. Người tự chủ không nóng nảy, vội vàng trong hành động

C. Người tự chủ biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau

D. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

Câu 15: Theo em, biểu hiện nào sau đây là thiếu tự chủ?

A. Không bị người khác rủ rê lôi kéo

B. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc

C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động

D. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp

Câu 16: Người có đức tính tự chủ là người:

A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.

B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.

C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

D. Không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác.

Câu 17: Người chí công vô tư là người:

A. Luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, sức lực, trí tuệ để làm giàu cho bản thân mình

B. Luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng

C. Luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân

D. Luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung

Câu 18: Thái độ nào sau đây thể hiện tính tự chủ ?

A. Nghiêm túc

B. Tự tin

C. Vội vàng

D. Nóng nảy

Câu 19: Tự chủ là làm chủ ?

A. Gia đình

B. Tập thể

C. Xã hội

D. Bản thân

Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện chí công vô tư ?

A. Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.

B. Hiền chỉ chăm lo việc học của mình, còn các công việc khác thì không quan tâm.

C. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra

D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài kiểm tra.

Câu 21: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?

A. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác

B. Sống đơn độc, khép kín.

C. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối

D. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.

Câu 22: Hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Là học sinh giỏi của lớp, nhưng Mai không quan tâm đến công việc của lớp vì sợ mất thời gian.

B. Hải thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

C. Là lớp trưởng, Lan luôn phê bình những bạn vi phạm nội quy.

D. Là cán bộ lãnh đạo, ông Lợi chỉ đề bạt những ai luôn ủng hộ ông trong mọi việc.

Câu 23: Em tán thành với quan điểm nào sau đây?

A. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.

B. Học sinh còn nhỏ tuổi không cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.

C. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.

D. Chí công vô tư là phẩm chất rất cần thiết.

Câu 24: Theo em, đâu là biểu hiện chưa tự chủ:

A. Luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.

B. Thường nổi nóng trước ý kiến phê bình của người khác.

C. Luôn ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp.

D. Biết làm chủ suy nghĩ, tình cảm của mình.

Câu 25: Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn?

A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng.

B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng.

C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn.

D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe dọa, xúc phạm bạn.

Câu 26: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Trong gia đình em phải luôn được phần nhiều hơn anh.

B. Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau.

C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.

D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải chí công vô tư.

Câu 27: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?

A. Bỏ qua lỗi của nhân viên thân cận với mình.

B. Dành tiêu chuẩn ưu tiên cho con, cháu.

C. Phê bình, góp ý khi cấp dưới mắc khuyết điểm.

D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình.

Câu 28: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không chí công vô tư?

A. Đề cử bạn học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng

B. Làm trực nhật thay bạn vì bạn ốm phải nghỉ học

C. Phê bình, kiểm điểm nhân viên khi mắc lỗi dù đó là em ruột.

D. Đề bạt con trai lên chức trưởng phòng dù chưa có nhiều thành tích và đóng góp cho công ty.

Câu 29: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?

A. Cân nhắc trước khi làm một việc nào đó

B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng

C. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình

D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.

Câu 30: Hành vi nào sau đây không thể hiện tính tự chủ?

A. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người

B. Thay đổi kế hoạch tùy theo công việc cụ thể

C. Bình tĩnh suy xét mọi việc trước khi nêu ý kiến

D. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề

Câu 31: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.

B. Tự chủ là quyết định nhanh trong mọi vấn đề không cần suy nghĩ.

C. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác

D. Không nên bày tỏ ý kiến trước đám đông

Câu 32: Tự chủ có ý nghĩa?

A. Giúp ta có chỗ đứng vững chắc trong xã hội

B. Khiến ta được mọi người quý mến

C. Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thách thức, cám dỗ.

D. Giúp ta dễ dàng làm mọi công việc đạt kết quả cao.

Câu 33: Đâu không phải là biện pháp để rèn luyện tính tự chủ?

A. Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động

B. Đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa chữa sai trái sau mỗi việc làm

C. Cứ làm cho xong việc không cần để ý đến kết quả

D. Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, hành động, lời nói của mình là đúng hay sai.

Câu 34: Em không đồng ý với ý kiến nào?

A. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.

B. Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động

C. Cần từ tốn và ôn hòa trong giao tiếp

D. Người tự chủ luôn biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.

Câu 35: Em đồng ý với thái độ, cách cư xử của bạn nào?

A. Hằng đi siêu thị cùng mẹ, thấy bộ quần áo nào đẹp bạn cũng đòi mẹ mua.

B. Nam dành tiền ăn sáng để mua tất cả tranh ảnh, quần áo có in hình thần tượng của mình.

C. Tuấn đánh Hùng chỉ vì không may Hùng làm rách quyển truyện mà Tuấn rất thích.

D. Đạt từ chối khi Long rủ bỏ học đi chơi điện tử.

Câu 36: Thế nào là chí công vô tư?

A. Là một phẩm chất đạo đức của con người

B. Là đối xử công bằng trong mọi trường hợp

C. Là giải quyết mọi việc dựa trên lập trường, suy nghĩ của bản thân

D. Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Câu 37: Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được:

A. Mọi người nghe và làm theo

B. Mọi người tin cậy và kính trọng

C. Mọi người yêu mến, không xa lánh

D. Mọi người ủng hộ trong công việc

Câu 38: Chí công vô tư không có ý nghĩa nào sau đây:

A. Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng

B. Làm cho đất nước thêm giàu mạnh

C. Đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình

D. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Câu 39: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Không đồng tình trước việc làm của người chí công vô tư

B. Suy nghĩ và hành động vì lợi ích của bản thân

C. Bao che cho bạn thân khi bạn mắc khuyết điểm

D. Phê phán những hành động vụ lợi, cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc

Câu 40: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh không được:

A. Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư

B. Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân

C. Bình bầu thi đua cho những bạn mình quý mến

D. Lên án những hành động thiếu công bằng

Câu 41: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Ông Đĩnh nhận hối lộ, bỏ qua những vi phạm của cấp dưới

B. Bà Nga chấp thuận việc thu hồi đất của nhà nước để mở rộng đường

C. Lan không tham gia các hoạt động tập thể vì sợ ảnh hưởng đến kết học

D. Lớp trưởng Long chỉ báo cáo cô giáo khuyết điểm của các bạn mà mình không quý mến.

Câu 42: Theo em biểu hiện nào sau đây là thiếu tự chủ?

A. Không bị người khác rủ rê lôi kéo vào các tệ nạn xã hội

B. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc

C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động

D. Có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp

Câu 43: Ai cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?

A. Những người làm lãnh đạo, làm quản lý.

B. Cán bộ công nhân viên chức.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Tất cả mọi công dân.

Câu 44: Hành vi nào không thể hiện tính tự chủ?

A. Kiềm chế những ham muốn quá đáng của bản thân

B. Từ chối khi bạn rủ rê lôi kéo làm việc xấu.

C. Luôn ôn tồn, mềm mỏng khi giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn

D. Phát biểu phản đối ý kiến của bạn ngay mà không cần xin phép người điều khiển cuộc họp.

Câu 45: Trong những hành vi sau đây, theo em hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Linh là lớp trưởng 9A, Linh thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.

B. Là cán bộ lãnh đạo công ty, ông Tùng cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc.

C. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm học, Hưng cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

D. Để chấn chỉnh nề nếp kỷ luật trong nhà máy, theo ông Dũng cần phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới.

Câu 46: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chí công vô tư?

A.Chỉ làm những gì nếu thấy có lợi cho bản thân.

B. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen.

C. Kiên quyết không hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể.

D. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể.

Câu 47: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự chí công vô tư?

A. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân

B. Vô tư, khách quan khi đánh giá người khác

C. Hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung

D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vét của chung làm lợi cho mình.

Câu 48: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?

A. Khi làm bài kiểm tra, thấy bài khó là Tâm lại cuống lên, không tập trung để làm bài được.

B. Bị bạn trêu chọc, Lâm phản ứng lại ngay như văng tục hoặc đánh bạn.

C. Hòa luôn giữ bình tĩnh khi gặp những tình huống khó khăn bất ngờ

D. Dù đang học bài nhưng khi bạn đến rủ đi chơi là Yên đi ngay

Câu 49: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tự chủ?

A. Thấy các bạn tuổi mình làm blog, Hà cũng lao vào làm, do đó mất nhiều thời gian, học hành bị sút kém.

B. Mặc dù trời mưa và một số bạn xung quanh bỏ buổi lao động ở trường, nhưng Hải vẫn đi lao động.

C. Lan có tính nóng nảy, hay bốp chát với bạn bè, sau đó Lan thấy như vậy là dở nên cố gắng sửa chữa, bỏ được tính nóng nảy.

D. Bị các bạn trêu trọc, khích bác nhưng Nam vẫn đi xe đạp cũ đi học vì bạn biết bố mẹ nghèo, không có tiền mua cho bạn xe mới

Câu 50: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính tự chủ?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Đừng ăn thoả đói, đừng nói thoả giận.

D. Ăn chắc mặc bền.

Câu 51: Người chí công vô tư sẽ:

A. Chủ động trong học tập và rèn luyện

B. Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội

C. Là người quản lí giỏi

D. Giải quyết công việc bằng kinh nghiệm

Câu 52: Chúng ta rèn luyện tính tự chủ để:

A. Đáp ứng yêu cầu của xã hội

B. Luôn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống

C. Đứng vững trước những khó khăn, thử thách

D. Sáng tạo trong lao động

Câu 53: Chí công vô tư là:

A. Một nét đẹp ngoại hình của con người

B. Một phẩm chất đạo đức của con người

C. Sống vô tư, lạc quan trước hoàn cảnh

D. Làm chủ bản thân trong lao động, sinh hoạt

Câu 54: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Hoa biết ông Ba làm việc sai trái nhưng không tố giác vì ông Ba là ân nhân của gia đình Hoa

B. Nam thấy ý kiến của Hùng là đúng nhưng không dám bênh vực vì đa số các bạn trong lớp không bằng lòng với Hùng

C. Các bạn trong lớp không bình chọn cho lớp trưởng Trang đi dự Hội nghị cháu ngoan Bác Hồ vì Trang hay phê bình khi các bạn mắc khuyết điểm

D. Lan đồng ý bầu Tuấn làm lớp trưởng vì bạn học giỏi và có uy tín dù Lan không chơi thân với Tuấn.

Câu 55: Đâu không phải là ý nghĩa của tính tự chủ?

A. Tự chủ giúp ta đứng vững trước khó khăn

B. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn

C. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.

D. Tự chủ giúp ta tích lũy được kinh nghiệm trong cuộc sống

Câu 56: Người có tính tự chủ sẽ:

A. Luôn nhường nhịn người khác

B. Không dựa dẫm ỷ lại

C. Luôn tự tìm ra cách xử lí công việc của mình

D. Luôn làm chủ hành động và suy nghĩ của mình

Câu 57: Thiếu tính tự chủ con người sẽ:

A. Khó đứng vững trước khó khăn, thử thách và cám dỗ

B. Tự tin trong mọi hoàn cảnh, công việc

C. Biết cư xử đúng đắn, có văn hóa

D. Lạc quan, ung dung trước mọi tình huống

Câu 58: Người biết tự chủ là người..............................được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

A. Điều khiển

B. Làm chủ

C. Kiềm chế

D. Dung hòa

Câu 59: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Để có tiền chơi game, Mạnh đã tham gia vào một nhóm trộm cắp.

B. Lan rất muốn đi xem ca nhạc cùng bạn nhưng vì chưa làm xong bài tập nên đã ở nhà học bài.

C. Dù bị các bạn nói xấu nhưng Hòa cố chấn tĩnh bỏ đi chờ khi có cơ hội sẽ nói rõ với các bạn.

D. Cường không hút thuốc lá dù các bạn rủ rê, lôi kéo nhiều lần

Câu 60: Em có tán thành với ý kiến: Người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kỳ ai?

A. Có

B. Không

Câu 61. Trong số các ý kiến sau em tán thành với ý kiến nào?

A. Thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.

B. Thực hiện dân chủ và kỷ luật sẽ làm cho chất lượng, hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội không được phát triển sáng tạo

C. Thực hiện dân chủ kỷ luật sẽ khó xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp

D. Thực hiện dân chủ kỷ luật sẽ gây nên nhiều ý kiến khó thống nhất trong tập thể.

Câu 62: Thực hiện tốt dân chủ sẽ:

A. Tạo cơ hội tốt cho mọi người phát triển

B. Làm việc theo ý mỗi người

C. Xây dựng được tình bạn đẹp

D. Đem lại cuộc sống ấm no

Câu 63: Kỉ luật tốt làm cho

A. Áp lực học tập và công việc nặng nề

B. Quyền lực người quản lí tăng lên

C. Chất lượng và hiệu quả công việc tăng cao

D. Con người tự tin trong cuộc sống

................

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: GDCD 9
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm