Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8 Chương V Trắc nghiệm Hóa 8 Chương Hiđro - nước

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa học, Eballsviet.com xin giới thiệu tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Chương V.

Hi vọng, với bài tập trắc nghiệm chương 5 Hiđro - nước các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hữu ích, nhằm nâng cao kiến thức về tính chất của hiđro, phản ứng oxi hóa - khử, phân loại các loại phản ứng đã học để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì II sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải bài tập tại đây.

Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8 Chương V

Sử dụng dữ kiện sau cho câu số 1, 2

Cho 48 g CuO tác dụng với khí H2 khi đun nóng

Câu 1:Thể tích khí H2 (đktc) cho phản ứng trên là:

A. 11,2 lít

B. 13,44 lít

C. 13,88 lít

D. 14,22 lít

Câu 2: Khối lượng đồng thu được là:

A. 38,4 g

B. 32,4 g

C. 40,5 g

D. 36,2 g

Sử dụng dữ kiện sau cho câu số 3,4

Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu được 11,2 g Fe

Câu 3: Khối lượng Fe2O3 đã tham gia phản ứng là:

A. 12 g

B.13 g

C.15 g

D.16 g

Câu 4: Thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 6,72 lít

D. 4,48 lít

Câu 5: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá- khử?

A. CO2 + NaOH ->NaHCO3

B. CO2 + H2O -> H2CO3

C. CO2+ 2Mg ->2MgO + C

D. CO2+ Ca(OH)2-> CaCO3 + H2O

Sử dụng dữ kiện sau cho câu số 6,7

Cho 13 g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl

Câu 6: Thể tích khí H2 (đktc) thu được là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Câu 7: Chất còn dư sau phản ứng là:

A. Zn

B. HCl

C. 2 chất vừa hết

D. Không xác định được

Câu 8: Đốt hỗn hợp gồm 10 m1 khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng?

A. H2

B. O2

C. 2 Khí vừa hết

D. Không xác định được

Câu 9: Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu nào trong số các màu cho dưới đây?

A. Xanh

B. Đỏ

C. Tím

D. Không xác định được

Câu 10: Trong các chất dưới đây, chất làm quì tím hoá đỏ là:

A. Nước

B. Rượu(cồn)

C. Axit

D. Nước vôi

Câu 11: Phản ứng hoá học trong đó các chất tham gia và sản phẩm thuộc 4 loại chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối là phản ứng nào dưới đây?

A. Phản ứng hoá hợp

B. Phản ứng phân huỷ

C. Phản ứng thế

D. Phản ứng trung hòa

Câu 12: Một số hoá chất được để trên 1 ngăn tủ có khung bằng kim loại. Său một năm người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

A. Rượu etylic (etanol)

B. Dây nhôm

C. Dầu hoả

D. Axit clohiđric

Câu 13: Một chất lỏng không màu có khả năng hoá đỏ một chất chỉ thị thông dụng. Nó tác dụng với một số kim loại giải phóng hiđro và nó giải phóng khí CO2 khi thêm vào muối hiđrocacbonat.

Kết luận nào dưới đây là phù hợp nhất cho chất lỏng ban đầu?

Nó là một kiềm B. Nó là một bazơ

Nó là một muối D. Nó là một Axit

Câu 14: Đốt cháy pirit sắt FeS2 trong khí oxi, phản ứng xảy ra theo phương trình: FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2

Sau khi cân bằng hệ số của các chất là phương án nào sau đây?

A. 2, 3, 2, 4

B. 4, 11, 2, 8

C. 4, 12, 2, 6

D. 4, 10, 3, 7

Câu 15: Cho 6,5 g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12 g HCl. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C.3,36 lít

D. 2,42 lít

Câu 16: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất kết tủa?

A. NaCl và AgNO3

B. NaOH và HCl

C. KOH và NaCl

D. CuSO4và HCl

Câu 17: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất khí bay ra?

A. BaCl2 và H2SO4

B. NaCl và Na2SO3

C. HCl và Na2CO3

D. AlCl3 và H2SO4

Câu 18: Đốt 20 ml khí H2 trong 20 ml khí O2. Sau khi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu, thể tích còn dư sau phản ứng là?

A. Dư 10 ml O2

B. Dư 10 ml H2

C. hai khí vừa hết

D. Không xác định được

Câu 19: Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng:

2H2 + O2 -> 2H2O

Muốn thu được 22,5g nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D.4,48 lít

Câu 20: Khử hoàn toàn 0,3 mol một oxit sắt FexOy bằng Al thu được 0,4 mol Al2O3 theo sơ đồ phản ứng: FexOy + Al -> Fe + Al2O3

Công thức của oxit sắt là:

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. Không xác định

Câu 21: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Fe, Zn, Li, Sn

B. Cu, Pb, Rb, Ag

C. K, Na, Ca, Ba

D. Al, Hg, Cs, Sr

Câu 22: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:

A. 2KClO3- > 2KCl + O2

B. SO3 +H2O - > H2SO4

C. Fe2O3+ 6HCl - >2FeCl3+3 H2O

D. Fe3O4 + 4H2 -> 3Fe + 4H2O

Câu 23: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

A. CuO + H2 -> Cu + H2O

B. Mg +2HCl -> MgCl2+H2

C. Ca(OH)2+ CO2-> CaCO3 +H2O

D. Zn + CuSO4 ->ZnSO4+Cu

Câu 24: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hoá - khử:

A. CaO + H2O - >Ca(OH)2

B. CaCO3 - > CaO + CO2

C. CO2 + C - > 2CO

D. Cu(OH)2 - > CuO + H2O

Câu 25: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng oxi hoá- khử ?

A. CuO + H2 -> Cu + H2O

B. 2FeO + C -> 2Fe + CO2

C. Fe2O3+ 2Al - > 2Fe + Al2O3

D. CaO + CO2-> CaCO3

Câu 26: Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sau:

A. Chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh

B. Chất khí làm đục nước vôi trong

C. Dung dịch có màu xanh

D. Không có hiện tượng gì

Câu 27: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:

A. H2O

B. HCl

C. NaOH

D. Cu

..............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm