Bài tập Tết môn Ngữ văn 9 năm 2024 - 2025 Phiếu khai bút đầu xuân năm 2025 (Chương trình mới)

Bài tập Tết môn Ngữ văn 9  gồm 6 phiếu bài tập là tài liệu cực hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Phiếu bài tập Tết Ngữ văn 9 Chương trình mới có vai trò vô cùng quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học trong học kỳ 1 đồng thời rèn luyện kỹ năng giải các bài tập cho các em. Mặt khác phiếu bài tập Tết Ngữ văn 9 là cơ sở để đánh giá tính cần cù siêng năng, ham học hỏi, ham hiểu biết, sự cố gắng phấn đấu của mỗi học sinh. Vậy sau đây là mẫu phiếu bài tập Tết Văn 9 mời các bạn cùng tham khảo nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm bài tập Tết môn Toán 9, bài tập Tết môn Tiếng Anh 9.

Lưu ý: Các con trình bày bài ra giấy kiểm tra theo các đề, nộp lại cho giáo viên bộ môn sau khi đi học trở lại.

Phiếu bài tập số 1

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

[…] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

[…] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì?

b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.

Câu 4: Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

a. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.

b. Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là gì?

Phiếu bài tập số 2

Bài tập 1: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật đã viết những câu thơ đậm chất lính về cuộc sống của những chiến sĩ lái xe qua khổ thơ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Câu 1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Câu 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính không chỉ khắc họa chân thực về hình ảnh người lính lái xe mà còn miêu tả rất độc đáo những chiếc xe không kính. Theo em, những nét nào tạo nên sự độc đáo, khác lạ cho bài thơ trên?

Câu 3. Nêu ý nghĩa của các phép tu từ trong câu thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.

Câu 4. Khổ cuối bài thơ thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những chiên sĩ lái xe. Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, hãy làm rõ điều đó. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một câu có lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chỉ rõ).

Câu 5: Trong một tác phẩm thơ khác thuộc chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu nhắc đến một cái "chung" rất xúc động. Hãy chép chính xác câu thơ đó và cho biết tên tác phẩm, tác giả.

Phiếu bài tập số 3

Đọc đoạn văn bản sau thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Hãy tiếp tục làm những điều trái tim bạn tin rằng đúng với bản thân. Hãy để giấc mơ của bạn lớn mạnh hơn nỗi sợ hãi và hãy để hành động của bạn nói thay những lời sáo rỗng. Đừng để bản thân sống bằng sự may rủi, hãy sống bằng những lựa chọn của chính bạn. Thay vì luôn đổ lỗi bản thân thì tại sao bạn không thay đổi? Đừng để những quyết định của bạn nằm trên miệng lưỡi của người khác.

Bạn nói bạn không học giỏi toán nhưng thực sự bạn không chịu học. Bạn nói bạn không biết làm thơ thật ra thì bạn chưa hề làm thơ. Năng khiếu có thể là tự nhiên nhưng các kỹ năng chỉ có thể được phát triển bởi từng giờ, từng ngày tập luyện.

Đây cuộc đời của bạn, chỉ duy nhất của bạn. Người khác thể cùng đi với bạn, nhưng không ai có thể đi thay nó cho bạn.”

(Theo Tùng Khuê - CareerLink.vn từ “Mười lời khuyên hữu ích cho bản thân”)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2. Xét theo mục đích nói, người viết đã sử dụng liên tiếp những kiểu câu gì trong đoạn văn in đậm? Việc sử dụng liên tiếp những câu đó nhằm mục đích gì?

Câu 3. Từ nội dung đoạn trích cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi để làm sáng tỏ nhận định: Chuyện ta cần làm trong đời không phải vượt lên trên người khác mà là vượt lên trên chính bản thân mình.

Phiếu bài tập số 4

Bài tập: Bếp lửa (Bằng Việt ) là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn. Bài thơ đã thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương.

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa nhen Một ngọn lửa, lòng luôn sắn

Một ngọn lửa, chứa niềm tin dai dẳng...

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2019) Câu 1. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa ” ở đây có ý nghĩa gì?

Câu 3. Từ hiểu biết của em về bài thơ, thực tế cuộc sống, viết đoạn văn khoảng một trang giấy kiểm tra trình bày suy nghĩ về ý kiến: Quê hương là nơi chân ta có thể rời đi nhưng tim ta vẫn mãi ở đó.

Câu 4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 được sáng tác cùng giai đoạn với bài thơ “ Bếp lửa” (ghi rõ tên tác giả).

........

Tải file tài liệu để xem thêm Bài tập Tết môn Ngữ văn 9

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Bài tập Tết
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm