Bài tập ôn hè môn Toán, tiếng Việt lớp 3 Tài liệu ôn hè dành cho học sinh khá giỏi lớp 3
Bài tập ôn hè môn Toán, tiếng Việt lớp 3 năm 2024 giúp các em học sinh luyện giải đề thật nhuần nhuyễn, củng cố kiến thức của mình thật tốt dịp nghỉ hè 2024, để tự tin bước vào lớp 4 năm 2024 - 2025.
Với các dạng bài tập trọng tâm, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình trong dịp nghỉ hè 2024. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bộ đề ôn hè môn Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Bài tập ôn hè môn Toán, tiếng Việt lớp 3
Phiếu bài tập Toán lớp 3
Ôn đọc, viết số
Bài 1: a/ Viết số bé nhất có tổng các chữ số là 20.
b/ Viết số lớn nhất có tổng các chữ số là 31, biết rằng số đó có bốn chữ số.
Bài 2: Tìm một số có ba chữ số, biết rằng chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục, chữ số hàng chục gấp 2 lần chữ số hàng đơn vị.
Bài 3: Người ta viết dãy tất cả các số liên tiếp từ 1 đến 100. Hỏi:
a/ Dãy đó có tất cả bao nhiêu chữ số 1?
b/ Dãy đó có tất cả bao nhiêu chữ số 0 ?
Bài 4: Cho một số có hai chữ số. Nếu viết thêm hai chữ số nữa vào bên phảI số đó thì được một số mới lớn hơn số đã cho 1968 đơn vị. Hãy tìm số đã cho và hai chữ số mới được viết thêm.
Bài 5: Tìm một số biết rằng khi viết thêm 3 vào cuối số đó thì số đó tăng thêm 435 đơn vị.
Bài 6: Tìm số có ba chữ số biết rằng:
a/ Nếu viết thêm vào trước số đó 16 thì tổng hai số là 17172.
b/ Nếu viết thêm vào trước và sau số đó 16 thì số sau hơn số trước là 18171.
Bài 7: Tìm số có hai chữ số biết rằng số đó lớn gấp 8 lần tổng các chữ số của nó.
Bài 8: Tìm một số có bốn chữ số khác nhau, biết rằng nếu viết thêm chữ số 0 vào giữa hàng nghìn và hàng trăm thì được số mới gấp 9 lần số phảI tìm.
Bài 9: Hai số có tổng là 2184 và thương là 3. Hãy tìm hai số đó.
Bài 10: Tổng của ba số là 2135. Tìm ba số đó biết rằng số thứ nhất gấp đôi số thứ hai nhưng lại bằng một nửa số thứ ba.
Ôn bốn phép tính
Bài 1: Tìm giá trị của n biết: a/ 3+7 < n x 5 < 29 + 46 b/ 12 + 3 < n : 8 < 40 - 21
Bài 2: Tìm x:
a. x : 7 – 257 = 598
b. 2100 – 1872 : x = 2092
c. x x 9 + x : x = 2800
d. x x 2 + x x 4 + x = 1680
Bài 3: Tính tổng của tất cả các số có hai chữ số mà:
a. Chữ số hàng đơn vị đều là 5.
b. Chữ số hàng chục đều là 1.
c. Chữ số hàng chục kém chữ số hàng đơn vị là 1.
d. Chữ số hàng chục hơn chữ số hàng đơn vị là 1.
Bài 4: Tính nhanh các tổng sau:
a. 12+29+121+138
b.24+39+45+56+65+76+82+97
c. 83+85+87+89+91+93+95+97+99+101
d. 11+22+33+44+55+66+77+88
Bài 5: Tính nhanh giá trị biểu thức:
a. 54x14-7x108+200
b. 18x3 + 18x4 + 18 - 64
c. 152-142+137+128-138+163
d. 1 -4 +7-10+13-16+19-22+25
Bài 6:
b. Cùng phảI thêm số nào vào 45 và 18 để được số lớn gấp đôi số bé?
b. Cùng phảI bớt đI số nào ở 7 và 15 để được số bé kém số lớn 3 lần?
Bài 7: Hiệu hai số là 195. Nếu ta cộng thêm 10 vào mỗi sốthì số lớn sẽ gấp 4 lần số bé. Hãy tìm hai số đó.
Bài 8: Tổng của hai số là 77. Tìm hai số đó biết rằng nếu viết thêm một chữ số 0 vào bên phảI số thứ nhất thì ta được số thứ hai.
Bài 9: Hai số khác nhau có tổng bằng 2840. Nếu viết thêm chữ số 2 vào bên tráI số bé thì được số lớn. Tìm hai số ban đầu.
Bài 10: Hai số có hiệu là 95. Nếu xóa bỏ chữ số 5 tận cùng của số lớn thì được số nhỏ. Hãy tìm tổng hai số đó.
Bài 11: Tìm hai số biết số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai và nếu lấy số thứ nhất trừ đI số thứ hai rồi cộng hiệu của chúng thì được 260.
Bài 12: Điền số vào các ô trống, biết rằng tổng 3 số của 3 ô liền nhau bằng 450:
271 | 51 |
Phiếu bài tập môn Tiếng Việt 3
Ôn từ ngữ về quê hương – So sánh
Bài 1: Tìm từ ngữ gọi tên vật, cảnh vật, cây cối, núi sông, hiện tượng thiên nhiên điền vào các chỗ trống dưới đây cho hợp nghĩa:
……mênh mông | …….hùng vĩ | …….mát rượi | …..phẳng lặng |
……rực rỡ | …….cổ kính | …….xanh mượt | …...chói chang |
Bài 2: Tìm những câu ca dao, những lời thơ nói về tình cảm quê hương.
Bài 3: Tìm một số từ ngữ thường dùng để diễn tả tình cảm của em đối với quê hương. Đặt 2 câu với 2 từ vừa tìm được.
Bài 4: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong các câu văn sau:
a/ Suối chảy rì rầm như ai đang trò chuyện.
b/ Chiếc cần cẩu cắp những lô hàng như chàng lực sĩ nhấc những quả tạ.
c/ Chim hót ríu rít như dàn nhạc giao hưởng đang hòa tấu.
d/ Gió thổi nhẹ nhàng như mơn man mái tóc.
Bài 5: Điền từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp:
a/ Từ xa, tiếng thác dội về nghe như……
b/ Tiếng trò chuyện của bầy trẻ ríu rít như…..
c/ Tiếng sóng biển rì rầm như………
Bài 6: Đã lâu em chưa có dịp về thăm quê. Em hãy viết một bức thư cho ông bà em ở quê
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
Nhân hóa
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau:
Vừa đI vừa nhảy | Hay nghịch hay tếu | Hay nhặt lân la |
Là em sáo xinh | Là cậu chìa vôi… | Là bà chim sẻ |
Hay nói linh tinh | …Tính hay mách lẻo | Có tình có nghĩa |
Là anh liếu điếu | Bác khách trước nhà | Là mẹ chim sâu… |
a/ Những sự vật nào được nhân hóa?
b/ Các sự vật được nhân hóa bằng những cách nào? Chỉ ra các từ ngữ được dùng để nhân hóa.
Bài 2: Gạch dưới những từ ngữ làm cho câu văn được nhân hóa:
- Những tia nắng ban mai rọi qua kẽ lá đã đánh thức rừng tỉnh dậy.
- Họ hàng nhà chích bông rủ nhau làm nhà trên những cành cây dày lá.
- Những chàng ong thợ cần mẫn chuyên chở hương vị của các loài hoa về ngôi nhà của mình.
Bài 3: Đặt câu tả mỗi sự vật sau có dùng phép nhân hóa: chiếc bút mực, dòng sông, những vì sao trên bầu trời đêm, chiếc ti vi.
Bài 4: Trong phong trào “Kế hoạch nhỏ” chúng em đã thu nhặt được rất nhiều giấy vụn. Những mảnh giấy thải đó sẽ được tái chế để làm ra những trang vở trắng trẻo, thơm tho. Em hãy dùng biện pháp nhân hóa để nói lên sự vui mừng của những tờ giấy loại đó khi sắp được tái chế, giúp ích cho đời.
>> Tải file tài liệu để xem nội dung chi tiết