Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn phân tích cho một người bạn của mình không nên độc đoán Những bài văn hay lớp 10
Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích cho một người bạn của mình thấy rằng không nên độc đoán bác bỏ những cách nhìn nhận khác với cách nhìn nhận của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống mang đến gợi ý và câu trả lời siêu hay, đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi lớp 10.
Viết đoạn văn phân tích cho một người bạn của mình không nên độc đoán giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi 1 trang 17 sách bài tập Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý Trong giao tiếp xã hội, thuyết phục người khác là một kĩ năng cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện.
Viết đoạn văn phân tích cho một người bạn của mình thấy rằng không nên độc đoán bác bỏ
Dàn ý phân tích cho một người bạn của mình không nên độc đoán
Để viết được đoạn văn theo yêu cầu, bạn cần:
- Xem lại phần Viết trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 87 - 92).
- Ôn lại những điều đã học ở các lớp dưới về cách bày tỏ ý kiến không tán đồng trước một vấn đề.
- Tìm đọc các tài liệu về vấn đề tôn trọng sự khác biệt trong giao tiếp xã hội và trong việc đánh giá văn học (có liên quan đến nội dung sắp viết).
- Triển khai đoạn văn một cách mạch lạc, nêu được câu chủ đề, có sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp.
- Chọn hình thức diễn đạt cô đọng, khái quát để đoạn văn không vượt quá độ dài yêu cầu (khoảng 150 chữ).
Viết đoạn văn phân tích cho một người bạn của mình không nên độc đoán
Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống vì vậy không nên độc đoán bác bỏ những cách nhìn nhận khác với cách nhìn nhận của bản thân về các vấn đề văn học hay đời sống.. Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục-trong, phải-trái, đúng-sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm. Suy nghĩ khác, góc nhìn khác giúp ta có cái nhìn toàn diện về sự vật, hiện tượng. Nó còn giúp ta tránh được lối suy nghĩ thiển cận, phiến diện và bồi dưỡng cho ta tri thức mới mẻ. Biết suy nghĩ khác biệt tạo nên tính năng động trong tư duy. Đó chính là cơ sở và động lực để con người sáng tạo và thành công. Steve Jobs đã không ngần ngại suy nghĩ về một sản phẩm khác biệt trong nhiều năm. Cuối cùng ông đã tạo ra được chiếc Iphone huyền thoại. Harland Sanders đến gần cuối cuộc đời mới nhận ra sự khác biệt của món gà rán do ông sáng tạo và gặt hái thành công lớn sau bao năm tháng vất vả. Tất cả là nhờ có điểm nhìn khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Như vậy, để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đến tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn. “Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn”.