Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở Những bài văn hay lớp 11
Văn mẫu lớp 11: Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở là chủ đề rất hay nằm trong chương trình SGK Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1 trang 107.
Viết đoạn văn Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở hay nhất mang đến 2 đoạn văn mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 6 trang 107 Ngữ văn 11 Cánh diều. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bàn về một phẩm chất mà con người cần có trong tình yêu đôi lứa qua bài Tôi yêu em.
Viết đoạn văn Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở hay nhất
Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở - Mẫu 1
Đã bao giờ bạn tự hỏi về tầm quan trọng của pháp luật, vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở? Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sinh ra giúp duy trì trật từ xã hội và là chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi mọi người tuân thủ pháp luật, tội phạm sẽ giảm bớt, thậm chí là không xuất hiện. Các hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của cá nhân và người khác không còn, mỗi người tự ý thức được hành vi của mình, xã hội sẽ văn minh hơn. Ngược lại khi xã hội không có pháp luật, mỗi người tự làm theo ý mình, trật tự xã hội bị phá vỡ gây ra những hậu quả khôn lường, đời sống nhân dân bất an, lo lắng... Như vậy có thể thấy pháp luật rất quan trọng giống như khi trời vậy.
Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở - Mẫu 2
Pháp luật được hiểu là một hệ thống các quy tắc xử sự chung được Nhà nước đề ra và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi cá nhân trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị trong bộ máy chính quyền Nhà nước. Pháp luật không cấu thành nên các quan hệ xã hội, nhưng pháp luật là một phương thức hữu hiệu để định hướng và phân phối sự phát triển của các quan hệ xã hội. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập hóa, hiện đại hóa, đời sống xã hội đang có nhiều sự thay đổi lớn, khi đó vai trò của pháp luật càng được thể hiện rõ. Sau mỗi cuộc cải cách hay cách mạng xã hội, những yếu tố mới được xác lập thường gặp phải sự phản kháng và lực cản từ nhiều phía. Ngược lại, những yếu tố cổ hủ, không còn phù hợp nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trong điều kiện đó, “Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết các động thái xã hội và các quan hệ phát sinh từ các biến đổi xã hội quan trọng đó”. Dưới sự kiểm soát của pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được đề cao, nhờ đó sự tồn tại của chúng được hiện hữu, trở nên chính thức và chắc chắn, không thể xoay chuyển. Có thể nói, mọi chủ trương cải cách, đổi mới nếu không có pháp luật đảm bảo thì khó có thể thành công, pháp luật thật sự rất cần thiết và quan trọng với cuộc sống như khí trời để thở vậy.