Truyện ngụ ngôn là gì? Khái niệm, nguồn gốc và đặc trưng của truyện ngụ ngôn
Hôm nay, Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu học tập vô cùng hữu ích về truyện ngụ ngôn - một thể loại văn học dân gian.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về truyện ngụ ngôn, mời tham khảo dưới đây.
Truyện ngụ ngôn
1. Truyện ngụ ngôn là gì?
- “Ngụ ngôn”: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.
- “Truyện ngụ ngôn”: loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn
Một bộ phận truyện ngụ ngôn có nguồn gốc từ truyện kể loài vật. Đến khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
3. Đặc trưng của truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích):
- Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
- Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.
4. Nội dung chính của truyện ngụ ngôn
- Đả kích giai cấp thống trị: Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...
- Phê phán thói hư tật xấu của con người: Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo…
- Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực tế cuộc sống: Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường, Mèo lại hoàn mèo…
3. Nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngụ ngôn
a. Cốt truyện và kết cấu:
- Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu.
- Kết cấu ngắn, ít tình tiết.
b. Nhân vật:
- Nhân vật đa dạng,có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người, thần linh đến loài vật, cây cỏ…
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập: thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn…
c. Biện pháp ẩn dụ
- Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc.
- Các loài vật trong truyện ngụ ngôn có thể ẩn dụ cho một loại người trong xã hội như cáo xảo quyệt, mèo giả dối …
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Liên hệ và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ ấy của Tố Hữu
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
-
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chương 1 Kết nối tri thức (Có đáp án)
-
Viết đoạn văn tiếng Anh về lợi ích của học kết hợp (6 Mẫu)
-
Tài liệu ôn thi công chức giáo viên mầm non 2018
-
Tả cái bàn học (18 mẫu) - Tập làm văn lớp 2
-
Đoạn văn tiếng Anh về Văn Miếu Quốc Tử Giám (8 Mẫu)
-
Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được
-
Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về sách Ngữ văn 8 tập 1 (Dàn ý + 14 mẫu)
-
Hoạt động trải nghiệm 8: Truyền thông và biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án PowerPoint Toán 5 Bài 91: Ôn tập chung
100+ -
Giáo án PowerPoint Toán 5 Bài 90: Em vui học Toán
100+ -
Giáo án PowerPoint Toán 5 Bài 89: Em ôn lại những gì đã học
100+ -
Giáo án PowerPoint Toán 5 Bài 88: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất
100+ -
Giáo án PowerPoint Toán 5 Bài 87: Ôn tập về đo lường
100+ -
Giáo án PowerPoint Công nghệ 5 Bài 5: Sử dụng điện thoại
100+ -
Giáo án PowerPoint Công nghệ 5 Bài 4: Thiết kế sản phẩm
100+ -
Giáo án PowerPoint Công nghệ 5 Bài 3: Tìm hiểu thiết kế
100+ -
Giáo án PowerPoint Công nghệ 5 Bài 2: Nhà sáng chế
100+ -
Giáo án PowerPoint Công nghệ 5 Bài 1: Vai trò của công nghệ
100+