Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 20 (Có đáp án) Lịch sử 12 bài 20 trắc nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 20 bao gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết kèm theo xoay quanh kiến thức bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.
File trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21 sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn trên con đường chinh phục 9+ môn Lịch sử 12. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm: trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 21, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, sơ đồ tư duy Lịch sử 12.
Trắc nghiệm Sử 12 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
Câu 1. Khó khăn lớn nhất của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương từ năm 1953 là
A. thiếu hẳn một lực lượng cơ động mạnh để đối phó với các cuộc tiến công mới của quân ta.
B. Mỹ không còn viện trợ cho cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.
C. thiếu một vị chỉ huy giỏi, trung thành với lợi ích của nước Pháp.
D. quân Pháp không còn khả năng đánh trả quân đội Việt Nam.
Trả lời: A
Bởi vì: Khó khăn lớn nhất của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương từ năm 1953 là thiếu hẳn một lực lượng cơ động mạnh để đối phó với các cuộc tiến công mới của quân ta.
Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về Kế hoạch Nava (1953) của thực dân Pháp?
A. Là nỗ lực cao nhất của quân Pháp với sự giúp đỡ của Mĩ.
B. Phản ánh sự lệ thuộc sâu sắc của Pháp vào Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
C. Thể hiện tính chủ quan của quân Pháp khi không giải quyết được mâu thuẫn giữa vấn đề tập trung và phân tán quân.
D. Khẳng định quân Pháp đã giành được thế chủ Động trên toàn chiến trường.
Trả lời: D
Bởi vì: Kế hoạch Nava (1953) của thực dân Pháp được thực hiện khi Pháp mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, do đó kế hoạch này không khẳng định quân Pháp đã giành được thế chủ Động trên toàn chiến trường.
Câu 3. Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có gì thay đổi?
A. Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh.
B. Muốn trì hoãn việc đàm phán hoà bình.
C. Muốn rút khỏi cuộc chiến trong danh dự.
D. Muốn kéo dài cuộc chiến tranh.
Trả lời: C
Bởi vì: Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị tổn thất nặng nề. Bước sang năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch Nava với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Câu 4. Kế hoạch Nava (1953) được đề ra với hi vọng sẽ giành thắng lợi quyết định trong bao lâu?
A. 12 tháng.
B. 16 tháng.
C. 18 tháng.
D. 20 tháng.
Trả lời: C
Bởi vì: Năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch Nava với hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Câu 5. Trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu ?
A. Bắc Bộ, Trung Bộ.
B. Bắc Bộ.
C. Nam Bộ, Trung Bộ.
D. Nam Bộ.
Trả lời: B
Bởi vì: Trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.
Câu 6. Bước vào Đông - Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là
A. giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
B. giành lấy một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.
D. giành thắng lợi quân sự để nâng cao vị thế của nước Pháp trên thế giới.
Trả lời: A
Bởi vì: Bước vào Đông Xuân 1953 – 1954, âm mưu của Pháp – Mĩ là giành một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Câu 7. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là
A. đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.
B. đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.
C. đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
D. đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.
Trả lời: C
Bởi vì: Phương hướng chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954 là tập trung lực lượng đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
Câu 8. Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực ở những địa điểm dưới đây?
A. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku.
B. Điện Biên Phủ, Luông Phabang, Xênô, Plâyku, Lai Châu.
C. Điện Biên Phủ, Mường Sài, Xênô, Plâyku, Kon Tum.
D. Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Kon Tum.
Trả lời: A
Bởi vì: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954, ngoài Đồng Bằng Bắc Bộ, ta đã buộc địch phải phân tán binh lực ở Điện Biên Phủ, Xênô, Luông Phabang, Mường Sài, Plâyku.
Câu 9. Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông 1953, Nava tập 44 tiểu đoàn cơ động ở
A. đồng bằng Bắc Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Thượng Lào.
D. Bắc Trung Bộ.
Trả lời: D
Bởi vì: Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông 1953, Nava tập 44 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10. Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân khiến Pháp biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?
A. Kế hoạch Nava trong quá trình thực hiện đã có sự điều chỉnh.
B. Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược do Pháp chủ động lựa chọn.
C. Pháp rất ý thức về vị trí chiến lược quan trọng của Điện Biên.
D. Kế hoạch Nava của Pháp đã bị thất bại hoàn toàn.
Trả lời: D
Bởi vì: Kế hoạch Nava của Pháp đã bị thất bại hoàn toàn không phải là nguyên nhân khiến Pháp biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương
Câu 11. Điện Biên Phủ được tổ chức thành mấy phân khu, có bao nhiêu cứ điểm?
A. 2 phân khu, 45 cứ điểm.
B. 3 phân khu, 49 cứ điểm.
C. 3 phân khu, 59 cứ điểm.
D. 2 phân khu, 49 cứ điểm.
Trả lời: B
Bởi vì: Điện Biên Phủ được tổ chức thành 3 phân khu với 49 cứ điểm.
Câu 12. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã
A. đánh dấu mốc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
C. buộc Pháp phải ngồi vào đàm phán tại Giơnevơ.
D. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
Trả lời: B
Bởi vì: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
Câu 13. Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng năm 1953 là
A. nằm ở vùng lòng chảo Điện Biên, bốn bề đều có núi bao quanh, rất thuận lợi cho ta tổ chức tiến công.
B. nằm xa hậu phương của Pháp, rất dễ cô lập khi đường đổ bộ bị khống chế.
C. nằm ở địa bàn trọng yếu, cả hai bên đều quyết tâm chiếm giữ.
D. hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.
Trả lời: D
Bởi vì: Điểm yếu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ do Pháp xây dựng năm 1953 là hệ thống công sự không có địa hình địa vật che chở, rất dễ bị ta tiến công khống chế.
Câu 14. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava là
A. phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
B. tấn công chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.
C. phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
D. phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc – Nam.
Trả lời: C
Bởi vì: Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava là phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
Câu 15. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam?
A. Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
Trả lời: D
Bởi vì: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam
Câu 16. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình của Pháp ở Điện Biên Phủ sau cuộc tiến công thứ hai của quân ta (4/1954)?
A. Toàn bộ phân khu Nam bị tiêu diệt.
B. Sân bay Mường Thanh bị khống chế, phân khu Nam bị tiêu diệt.
C. Nhiều cao điểm phía đông phân khu Trung tâm đã bị mất, cầu tiếp viện hàng không bị khống chế.
D. Phân khu Bắc tê liệt, phân khu Nam và phân khu Trung tâm bị bao vây chặt chẽ.
Trả lời: D
Bởi vì: Sau cuộc tiến công thứ hai của quân ta (4/1954), phân khu Bắc của Pháp ở Điện Biên Phủ bị tê liệt, phân khu Nam và phân khu Trung tâm bị bao vây chặt chẽ.
Câu 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc bằng sự kiện
A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 giành thắng lợi.
B. chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 giành thắng lợi.
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 – 7 – 1954).
D. cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 giành thắng lợi.
Trả lời: C
Bởi vì: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) kết thúc bằng sự kiện Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 – 7 – 1954).
Câu 18. Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết.
D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 – 1954.
Trả lời: B
Bởi vì: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
Câu 19. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, quân ta tiến công và tiêu diệt địch ở
A. cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
B. các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm.
C. toàn bộ phân khu Trung tâm.
D. toàn bộ phân khu Nam.
Trả lời: A
Bởi vì: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954, quân ta tiến công và tiêu diệt địch ở cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
Câu 20. Năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm
A. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
B. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Hạ Lào.
C. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Thượng Lào.
D. tiêu diệt sinh lực địch, tạo điều kiện giải phóng Việt Bắc.
Trả lời: A
Bởi vì: Năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
Câu 21. Ai là trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Nguyễn Duy Trinh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Xuân Thuỷ.
D. Nguyễn Thị Bình.
Trả lời: B
Bởi vì: Phạm Văn Đồng là trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
Câu 22. Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là
A. quyền tự chủ, dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ.
B. độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ.
C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. độc lập, thống nhất, quyền tự quyết và quyền bình đẳng.
Trả lời: C
Bởi vì: Quyền dân tộc cơ bản mà nhân dân Việt Nam được ghi nhận trong nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 23. Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường
A. tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự giám sát của một Ủy ban quốc tế.
B. thỏa thuận giữa chính quyền hai bên để sát nhập 2 miền sau khi Pháp rút hết.
C. trưng cầu dân ý hai miền để xác định việc thống nhất sẽ diễn ra bằng cách thức nào.
D. trưng cầu ý kiến của nhân dân Nam Bộ để xác định tương lai của miền Nam Việt Nam.
Trả lời: A
Bởi vì: Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam sẽ thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử tự do trong cả nước dưới sự giám sát của một Ủy ban quốc tế.
Câu 24. Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-ve ở Việt Nam bao gồm những nước nào?
A. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ba Lan
B. In-đô-nê-xia, Ấn Độ, Ca-na-đa
C. Ca-na-đa, Ấn Độ, Ba Lan
D. Ca-na-đa, Ấn Độ, Nam Tư
Trả lời: C
Bởi vì: Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-ve ở Việt Nam bao gồm Ấn Độ, Ba Lan, Ca-na-đa.
Câu 25.Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Nava?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954).
C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).
D. Chiến dịch Biên Giới thu – đông (1950).
Trả lời: B
Bởi vì: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954) đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Nava.
Câu 26. Pháp lại chấp nhận đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vì
A. sức ép của Liên Xô.
B. Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang giúp đỡ Việt Nam.
C. bị thất bại ở Điện Biên Phủ.
D. dư luận nhân dân thế giới phản đối.
Trả lời: C
Bởi vì: Pháp lại chấp nhận đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương vì bị thất bại ở Điện Biên Phủ.
Câu 27.Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Trả lời: A
Bởi vì: Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 28. Thắng lợi lớn nhất mà Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đem lại đối với nhân dân Việt Nam là
A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào Việt Nam.
D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Trả lời: D
Bởi vì: Thắng lợi lớn nhất mà Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đem lại đối với nhân dân Việt Nam là các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
Câu 29. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết ở
A. Sầm Nưa, Viêng Chăn.
B. Phong-xa-lì, Thà Khẹt.
C. Sầm Nưa, Phong-xa-lì.
D. Luông-pha-băng, Thà Khẹt.
Trả lời: C
Bởi vì: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết ở Sầm Nưa và Phong-xa-lì.
Câu 30. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1953 – 1954) kết thúc bằng giải pháp
A. chính trị.
B. quân sự.
C. kinh tế.
D. văn hóa.
Trả lời: A
Bởi vì: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1953 – 1954) kết thúc bằng giải pháp chính trị, đó là đàm phán và kí kế Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
Câu 31: Nội dung kế hoạch Nava của Pháp 1953 được chia thành mấy bước?
A. 2 bước.
B. 3 bước.
C. 4 bước.
D. 5 bước.
Đáp án: A
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr146.
Câu 32: Kế hoạch quân sự được xem là lớn nhất trong quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp từ 1945-1954 ?
A. Kế hoạch Rơve.
B. Kế hoạch ”đánh nhanh thắng nhanh”.
C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
D. Kế hoạch Nava.
Đáp án: D
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr146.
Câu 33: Để thực hiện kế hoạch Nava, Pháp đã tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm bao nhiêu tiểu đoàn quân cơ động?
A. 40 tiểu đoàn.
B. 40 tiểu đoàn.
C. 44 tiểu đoàn.
D. 46 tiểu đoàn.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr146.
Câu 34: Pháp tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, tổng số binh lực của Pháp lúc cao nhất là bao nhiêu?
A. 15 200 quân.
B. 16 200 quân.
C. 17 200 quân
D. 18 200 quân.
Đáp án: B
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr149.
Câu 35: Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành bao nhiêu phân khu và cụm cứ điểm?
A. 3 phân khu và 39 cụm cứ điểm.
B. 4 phân khu và 49 cụm cứ điểm.
C. 3 phân khu và 49 cụm cứ điểm.
D. 3 phân khu và 59 cụm cứ điểm.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr149.
Câu 36: Chiến dịch Điện Biên Phủ được coi là một chiến dịch lịch sử của quân đội Việt Nam được chia làm bao nhiêu đợt?
A. 2 đợt.
B. 3 đợt.
C. 4 đợt.
D. 5 đợt.
Đáp án: B
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr150.
Câu 37: Cụm cứ điểm nào dưới đây gắn liền với thắng lợi của Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
A. Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
B. Đoan Hùng, Khe Lau.
C. Him Lam, Đồi A1, C1, D1…
D. Thất Khê, Đông Khê, Đình Lập.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr150.
Câu 38: Hội nghi Giơnevơ được triệu tập theo quyết định của Hội nghị ngoại trưởng 4 nước nào?
A. Mĩ, Anh Pháp, Trung Quốc.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.
C. Đức, Mĩ, Anh, Pháp.
D. Liên Xô, Mĩ, Đức, Anh.
Đáp án: B
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr153.
Câu 39: Trưởng đoàn đại diện cho phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơnevơ là ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Trường Chinh.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Võ Nguyên Giáp.
Đáp án: C
Giải thích: SGK Lịch Sử 12, tr153.
Câu 40: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?
A. 55 ngày đêm.
B. 56 ngày đêm.
C. 60 ngày đêm.
D. 66 ngày đêm.
Đáp án: B
Giải thích: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 56 ngày đêm từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954. SGK Lịch Sử 12, tr150.
Câu 41: Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước khi bị đảo lộn?
A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Lời giải:
Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ. Từ thu - đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía Bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa…để phá kế hoạch tiến công của ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42: Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 là
A. Khóa then cửa
B. Tập trung quân để tiến công chiến lược
C. Tập kích bất ngờ, quy mô lớn
D. Dùng người Việt đánh người Việt
Lời giải:
Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp- Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 là: tập trung quân để tiến công chiến lược:
- Bước 1: Tập trung quân ở Đồng bằng Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
- Bước 2: Chuyển lực lượng ra chiến trường chính Bắc Bộ, thực hiện cuộc tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định….
Đáp án cần chọn là: B
Câu 43: Điểm yếu cơ bản nào trong kế hoạch quân sự Na-va mà thực dân Pháp không thể giải quyết được?
A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng
B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường
C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh
D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)
Lời giải:
Điểm yếu cơ bản trong kế hoạch quân sự Na-va mà thực dân Pháp không thể giải quyết được là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ.
- Trong vài năm đầu tiến hành chiến tranh, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của ta chưa phát triển tới mức buộc chúng phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp.
- Từ chiến dịch Việt Bắc, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) đã trở nên sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác: mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của ba thứ quân đã trưởng thành của ta, nhất là từ cuối năm 1950.
- Bước vào đông xuân 1953 – 1954, thực tế chiến trường ngày càng chứng tỏ Pháp không phát huy được tác dụng của các binh đoàn dự bị chiến lược mà chúng ra sức xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong bố trí và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng như gà mắc tóc.Quân Pháp muốn giữ “vùng đồng bằng có ích” đông người nhiều của thì phải bỏ nhiều địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường rừng núi; muốn đối phó với ta trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thì phải rút bớt quân và tạo nên thế sơ hở trên các chiến trường khác; muốn đối phó với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực ta ở mặt trận phía trước thì phải điều lực lượng ở vùng tạm chiếm ra, nhưng khi chiến tranh du kích của ta làm cho phía sau bị “ruỗng nát”, thì chúng lại phải đưa lực lượng từ phía trước về đối phó…
- Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên “trận đồ bát quái” trên phạm vi cả nước, làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến quân của chúng đông mà hoá ít, trang bị mạnh mà hoá yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động. Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trợ của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi các mâu thuẫn có tính quy luật trên đây trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược.
=> Kế hoạch Nava ngay từ khi ra đời đã hoàm chứa yêu tố thất bại
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Khi vừa ra đời, kế hoạch Nava của thực dân Pháp đã chứa đựng yếu tố thất bại vì
A. Chiến thuật của quân Pháp chưa phù hợp với địa hình ở Việt Nam.
B. Mâu thuẫn giữa “tập trung” với “phân tán” lực lượng.
C. Quân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, tinh thần chiến đấu giảm sút.
D. Quân Pháp lệ thuộc vào sự viện trợ, giúp đỡ của Mĩ.
Lời giải:
Kế hoạch Nava tồn tại mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng, quân đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu:
- Để áp đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam, dù lúc đầu binh lực chưa nhiều, Pháp vẫn phải tập trung quân để tiến công, chiếm đất rồi rải quân ra giữ đất và lập bộ máy thống trị. Như vậy là ngay từ đầu mục tiêu chiến lược đã quyết định trạng thái từ tập trung đến phân tán binh lực.
- Tuy nhiên, trong vài năm đầu, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, nhưng chủ yếu là do chiến tranh du kích của ta chưa phát triển tới mức buộc chúng phải căng nhiều lực lượng ra để đối phó rộng khắp.
- Từ chiến dịch Việt Bắc, mâu thuẫn giữa phân tán binh lực (để giữ đất) và tập trung binh lực (để mở các chiến dịch tiến công lớn) đã trở nên sâu sắc và làm nảy sinh ra mâu thuẫn khác: mâu thuẫn giữa tiến công và phòng ngự về mặt chiến lược. Lực lượng bị phân tán quá mỏng làm cho Pháp không đủ sức đối phó với hoạt động ngày càng mạnh của ba thứ quân đã trưởng thành của ta, nhất là từ cuối năm 1950.
- Bước vào đông xuân 1953 – 1954, thực tế chiến trường ngày càng chứng tỏ Pháp không phát huy được tác dụng của các binh đoàn dự bị chiến lược mà chúng ra sức xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Càng về cuối cuộc chiến tranh, mâu thuẫn trong bố trí và điều động binh lực đã dồn các tướng lĩnh Pháp vào thế lúng túng.Quân Pháp muốn giữ “vùng đồng bằng có ích” đông người nhiều của thì phải bỏ nhiều địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường rừng núi; muốn đối phó với ta trên chiến trường chính (Bắc Bộ) thì phải rút bớt quân và tạo nên thế sơ hở trên các chiến trường khác; muốn đối phó với các chiến dịch tiến công của bộ đội chủ lực ta ở mặt trận phía trước thì phải điều lực lượng ở vùng tạm chiếm ra, nhưng khi chiến tranh du kích của ta làm cho phía sau bị “rỗng nát”, thì chúng lại phải đưa lực lượng từ phía trước về đối phó…
- Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi và phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã tạo nên “trận đồ bát quái” trên phạm vi cả nước, làm cho binh lực quân viễn chinh Pháp thường xuyên bị giằng xé, khiến quân của chúng đông mà hoá ít, trang bị mạnh mà hoá yếu, thế trận luôn luôn bị sơ hở, việc tổ chức và điều động lực lượng thường xuyên bị động. Mặc dù ra sức phát triển quân ngụy, ra sức xin thêm viện trợ của Mỹ, các tướng lĩnh Pháp vẫn không sao thoát khỏi các mâu thuẫn có tính quy luật trên đây trong suốt quá trình điều hành cuộc chiến tranh xâm lược.
=> Kế hoạch Nava ngay từ khi ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 45: Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là
A. Tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh
D. Phô trương sức mạnh, thanh thế
Lời giải:
Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46: Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?
A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường
B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường
C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự
D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại
Lời giải:
Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thiệt hai ngày càng nặng nề. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng lâm vào thế phòng ngự bị động. Trước sự sa lầy và thất bại đó, Pháp buộc phải đề ra một kế hoạch quân sự mới. Ngày 7-5-1953, với sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch Nava.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 47: Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là
A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh
B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự
D. Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh
Lời giải:
Với sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch Nava với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 48: Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là
A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ và Nam Bộ
C. Trung Bộ và Nam Đông Dương
D. Bắc Bộ và Bắc Đông Dương
Lời giải:
Bước thứ nhất của kế hoạch Nava: trong thu- đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực và vật lực, xóa bỏ vùng tự do liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 49: Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?
A. Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ
B. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên
C. Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương
D. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương
Lời giải:
Bước thứ hai của kế hoạch Nava: từ thu- đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50: Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?
A. Kế hoạch Valuy
B. Kế hoạch Rơve
C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi
D. Kế hoạch Nava
Lời giải:
Kế hoạch Nava là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954).
Đáp án cần chọn là: D