Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 Chân trời sáng tạo (Có đáp án) Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 26 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Việt Nam và Biển Đông với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

File trắc nghiệm Sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là 26 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 CTST, mời các bạn cùng theo dõi.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 Chân trời sáng tạo (Có đáp án)

Câu 1. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Campuchia.
D. Thái Lan.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhiều bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Cùng với những nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đã khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 2. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để

A. khai thác sản vật (tôm, cá,…).
B. cứu hộ tàu thuyền gặp nạn.
C. xem xét, đo đạc thủy trình.
D. dựng miếu thờ và vẽ bản đồ.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: C

Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để để xem xét, đo đạc thuỷ trình, tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Câu 3. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Bãi Cát Vàng.
B. Vạn Lý Hoàng Sa.
C. Vạn Lý Trường Sa.
D. Bạch Long Vĩ.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...

- Bạch Long Vĩ là một hòn đảo nằm ở Vịnh Bắc Bộ, trực thuộc Hải Phòng hiện nay.

Câu 4. Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ nào?

A. Tư Nghĩa.
B. Gia Định.
C. Phú Yên.
D. Thuận Hóa.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: A

Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư biên soạn vào thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).

Câu 5. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nhiệm vụ nào của hải đội Hoàng Sa dưới thời các chúa Nguyễn?

Tư liệu: “Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng (…) Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa sa Vinh, mỗi lần có gió Tây - Nam thì thương thuyền của các nước ở phía trong trôi dạt về đấy; gió Đông - Bắc thì thương thuyền phía ngoài đều trôi dạt về đấy, đều cùng chết đói cả. Hàng hóa đều ở nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”

A. Khai thác các sản vật quý (ốc, hải sâm,...).
B. Canh giữ, bảo vệ các đảo ở Biển Đông.
C. Cắm mốc chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
D. Thu gom hàng hóa của tàu nước ngoài bị đắm.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

Đoạn tư liệu trên có chi tiết đề cập đến nhiệm vụ: thu gom hàng hóa của tàu thuyền bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (“Họ Nguyễn mỗi năm, vào tháng cuối mùa đông đưa mười tám chiếc thuyền đến lấy hóa vật, phần nhiều là vàng, bạc, tiền tệ, súng đạn,…”)

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.
B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,
C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.
D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

- Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam:

+ Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

+ Hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

+ Bên cạnh đó, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 7. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành

A. công nghiệp khai khoáng.
B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C. giao thông hàng hải.
D. giao thông đường hàng không.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: D

Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành giao thông đường hàng không.

Câu 8. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: B

Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

Câu 9. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.
C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....
D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: C

Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành du lịch.

Câu 10. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?

A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
B. Công nghiệp khai khoáng.
C. Sửa chữa và đóng tàu.
D. Giao thông hàng hải.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành khai thác tài nguyên sinh vật biển.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 13 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Vân
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Lịch sử 11
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm