Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Trắc nghiệm Sử bài 1 lớp 11
Trắc nghiệm Sử 11 Bài 1 Kết nối tri thức bao gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó các bạn học sinh lớp 11 củng cố và mở rộng kiến thức lịch sử của mình.
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 1 Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích, các em học sinh sẽ được thử sức với các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Qua tài liệu này giúp các em tự tin kiểm tra và nắm vững kiến thức mình đã học ở chương trình bài Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu Trắc nghiệm Sử 11 Bài 1 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trắc nghiệm Sử 11 Bài 1 Kết nối tri thức (Có đáp án)
Câu 1: Ngày mở đầu Cách mạng tư sản Pháp diễn ra vào thời gian nào?
A. 14/7/1789
B. 14 /8/1789
C. 15/7/1789
D. 15/8/1789
Câu 2: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Tri thức
D. Tư sản
Câu 3: Cách mạng tư sản bao gồm mấy nhiệm vụ cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Nhiệm vụ dân chủ của cuộc cách mạng tư sản là?
A. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác nhận nền dân chủ tư sản
B. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, hình thành thị trưởng dân tộc thống nhất
C. Xóa bỏ chế độ mẫu hệ, xác nhận nền dân chủ tư sản
D. Xóa bỏ tình trạng chiếm đoạt quyền lợi, hình thành thị trưởng dân tộc thống nhất
Câu 5: Xã hội Pháp phân chia thành mấy đẳng cấp:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Giai cấp nào đông đảo nhất trong xã hội?
A. Nông dân
B. Quý tộc
C. Tư sản
D. Tăng lữ
Câu 7: Cách mạng tư sản bao gồm nhiệm vụ cơ bản là:
A. Dân tộc và dân chủ
B. Chính trị và xã hội
C. Công bằng và văn minh
D. Tiền tài và quyền lực
Câu 8: Trong các cuộc cách mạng tư sản, đâu là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng?
A. Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân
B. Những hứa hẹn về một tương lai tương sáng của giai cấp lãnh đạo cho nhân dân.
C. Số tiền mà quần chúng nhân dân nhận được khi giành chiến thắng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Cuối thế kỉ XVII
C. Đầu thế kỉ XVIII
D. Đầu thế kỉ XVII
Câu 10: Lãnh đạo cách mạng là giai cấp:
A. Quý tộc
B. Nông dân và công nhân
C. Tư sản và các giai cấp, tầng lớp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
D. Nông nô
Câu 11: Nhiệm vụ dân tộc của cách mạng tư sản là:
A. Xóa bỏ tình trạng phong kiến
B. Đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc
C. Thống nhất thị trường, tạo thành quốc gia dân tộc đầy đủ bốn yếu tố
D. Tất cả đáp án trên đúng
Câu 12: Nhiệm vụ dân chủ thể hiện:
A. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế
B. Xác lập nền dân chủ tư sản
C. Người dân có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu
D. A,B,C đúng
Câu 13: Thanh giáo là tiền đề tư tưởng của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Anh
B. Cách mạng tư sản Pháp
C. Cách mạng giải phóng ở Bắc Mỹ
D. Cách mạng giải phóng ở Đức
Câu 14: “Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới”. Đây là tiền đề tư tưởng của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Anh
B. Cách mạng tư sản Pháp
C. Cách mạng giải phóng ở Bắc Mỹ
D. Cách mạng giải phóng ở Đức
Câu 15: Trước cách mạng, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước nào là tiêu biểu nhất?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Nga
Câu 16: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng như thế nào?
A. Cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản nhằm thay đổi hệ thống chính trị, mang lại công bằng, văn minh, nhân quyền cho nhân loại, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Cuộc cách mạng do các giai cấp thấp kém trong xã hội (nông dân, nô lệ,…) lãnh đạo nhằm đòi lại quyền dân chủ, quyền con người từ giai cấp tư sản và quý tộc, nhằm thiết lập một thể chế nhà nước mới.
D. Cuộc cách mạng nhằm đòi lại quyền tư sản cho đại bộ phận dân chúng, hướng tới hình thành chủ nghĩa tư bản.
Câu 17: “Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Sác- lơ I thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ”. Đây là mục tiêu của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Anh
B. Cách mạng tư sản Pháp
C. Cách mạng giải phóng ở Bắc Mỹ
D. Cách mạng giải phóng ở Đức
Câu 18: Trong số các cuộc cách mạng tư sản, Cách mạng nào được đánh giá là cuộc cách mạng vĩ đại?
A. Đức
B. Pháp
C. Bắc Mỹ
D. Anh
Câu 19: Để tập hợp quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh, giai cấp tư sản cần có:
A. Hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ
B. Quyền lực để ép buộc nhân dân
C. Tiền bạc để mua vũ khí và quân binh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới vào thời gian nào?
A. Đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XIX
B. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX
C. Đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XIX
D. Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XIX
Câu 21. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ nhất trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
A. Giai cấp tư sản.
B. Nông dân.
C. Tăng lữ Giáo hội.
D. Bình dân thành thị.
Câu 22. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (cuối thế kỉ XVIII) bùng nổ trên cơ sở tiền đề xã hội nào sau đây?
A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các thế lực phong kiến chuyên chế.
B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ Giáo hội và Quý tộc.
C. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân xâm lược.
D. Mâu thuẫn giai cấp giữa quý tộc phong kiến với nông dân và bình dân thành thị.
Câu 23. Trong cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan (thế kỉ XVI), giai cấp tư sản và quý tộc mới đã sử dụng tôn giáo nào làm “ngọn cờ” tư tưởng để tập hợp quần chúng nhân dân?
A. Thanh giáo.
B. Anh giáo.
C. Đạo Tin lành.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 24. Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là
A. Cải cách tôn giáo.
B. Văn hóa Phục hưng.
C. thuyết Kinh tế học cổ điển.
D. Triết học Ánh sáng.
Câu 25. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của G. Rút-xô là
A. “Bàn về khế ước xã hội”
B. “Tinh thần pháp luật”.
C. “Nhà nước và cách mạng”.
D. “Những lá thư triết học”.