Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm lớp 10 (Cả năm)
Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức cả năm bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó các bạn học sinh lớp 10 củng cố và mở rộng kiến thức.
Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích, các em học sinh sẽ được thử sức với các dạng bài tập với các mức độ từ dễ đến khó. Qua tài liệu này giúp các em tự tin kiểm tra và nắm vững kiến thức mình đã học để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 Kết nối tri thức.
Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1: PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Câu 1: Ý nào dưới đây là truyền thống của nhà trường?
A. Truyền thống dạy tốt, học tốt.
B. Truyền thống hoạt động của Đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.
C. Truyền thống tương thân tương ái – Uống nước nhớ nguồn.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 2: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế naò?
A. Ủng hộ việc làm của Lan
B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
D. Không chơi với bạn Lan nữa.
Câu 3: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?
A. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
B. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 4: Cần phải làm gì để đóng góp xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường.
A. không đi học đầy đủ
B. tích cực tham gia các hoạt động
C. Lôi kéo các bạn không tham gia các hoạt động
D. Thờ ơ với các hoạt động nhà trường tổ chức.
Câu 5: Phòng truyền thống nhà trường là:
A. là nơi lưu giữ rất nhiều những thành tích, những huân huy chương của cá nhân và tập thể của cá nhân và nhà trường.
B. là nơi lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu các hoạt động của nhà trường
C. là nơi tái hiện và lưu giữ lịch sử của nàh trường
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ
A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống
B. không tham gia khi phát động phong trào.
C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
D. im lặng, không có ý kiến gì.
Câu 7: Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được ở
A. Phòng truyền thống
B. Thư viện của trường
C. Hội đồng sư phạm
D. Phòng Hiệu trưởng
Câu 8: Ý nào dưới đây là nội quy thường có của các lớp học?
A. Học sinh đến trường phải mặc đúng quy định trang phục của trường, quần đồng phục, áo đồng phục phải bỏ trong quần.
B. Học sinh ra vào trường phải quẹt thẻ theo đúng quy định, nếu quá 3 lần/1 kỳ không quẹt thẻ thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm của kỳ học đó.
C. Học sinh vào lớp muộn quá 5 phút (bất cứ tiết học nào) đều không được vào lớp và phải lao động công ích trong suốt thời gian còn lại của một tiết.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 9: Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?
A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
B. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
C. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
D. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.
Câu 10: Ý nào dưới đây là quy định về trang phục khi ở trường?
A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 11: Ý nào dưới đây là quy định về bảo vệ tài sản trường?
A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 12: Ý nào dưới đây là quy định về quy tắc giao tiếp ứng xử?
A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 13: Ý nào dưới đây là quy định của cộng đồng nơi em sống?
A. Đầu tóc,quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
B. Cấm ngắt hoa, bẻ cành, chạy giẫm đạp lên bồn hoa, thảm cỏ.
C. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
D. Chào hỏi, xưng hô, giới thiệu phải đảm bảo sự kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc hay hỗn láo.
Câu 14: Hành động nào là không nên?
A. Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực.
B. Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng.
C. Nói to, gây ồn ào, mất trật tự.
D. Đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.
Câu 15: Ý nào dưới đây là biện pháp phù hợp cho tập thể lớp trong việc thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng?
A. Xây dựng tiêu chí thi đua.
B. Học tập còn chưa tập trung.
C. Tích cực tham gia hoạt động được giao.
D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Câu 1: Điền vào chỗ trống: Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy ........ thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.
A. tiêu cực
B. hạn chế
C. tích cực
D. mở rộng
Câu 2: Ý nào dưới đây là tư duy tiêu cực?
A. Giấu ghét cô giáo khi bị bị điểm kém.
B. Hòa đồng với mọi người xung quang.
C. Động viên khi bạn gặp khó khăn.
D. Biết cảm thông chia sẻ với trẻ em xấu số.
Câu 3: Ý nào dưới đây là tư duy tích cực?
A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.
B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.
C. Cố gắng học bài khi bị điểm kém.
D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.
Câu 4: Ý nào dưới đây là cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
A. Cần bình tĩnh, không nóng vội.
B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai
Câu 5: Quan điểm sống là gì?
A. Bao gồm cả thói quen sống thiếu lành mạnh.
B. Là cách nhìn nhận, cách suy nghĩ, ý kiến về cuộc sống, về mục đích sống, về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, về lối sống, cách sống.
C. Là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng, và sự đủ đầy.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Điền từ vào chỗ trống: Quan điểm sống của cá nhân rất quan trọng, nó sẽ ............, chi phối lối sống, cách sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó.
A. hạ thấp
B. nâng cao
C. định hướng
D. tạo lập
Câu 7: Ý nào dưới đây là quan điểm sống tốt đẹp?
A. Tin tưởng vào năng lực của bản thân.
B. Không bao giờ bỏ cuộc.
C. Không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 8: Ý nào dưới đây là quan điểm sống tốt đẹp?
A. Có chí thì nên
B. Thất bại là mẹ của thành công
C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 9: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Thất bại là mẹ thành công"?
A. hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong.
B. con người sông trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng.
C. để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại.
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 10: Ý nào đưới đây lý giải đúng câu "Có chí thì nên"?
A. hình thức bên ngoài luông quan trọng hơn chất lượng bên trong.
B. con người sông trên đời luôn phải có cho mình nhưng mộng tưởng.
C. để có được thành công, trước đó con người đã phải nếm trải những thất bại.
D. việc to lớn như thế nào khó khăn đến cỡ nào, chỉ cần bản thân chúng ta có ý chí, có nghị lực, kiên cường vượt qua mọi thử thách gian lao, quyết không bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ có được thành công.
Câu 11: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.
A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn.
B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được.
C. Nghỉ chơi với nhau.
D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa.
Câu 12: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.
A. Khóc lóc, bỏ không ăn cơm.
B. Cãi lại cha mẹ.
C. Suy nghĩ về lí do bố mẹ không cho đi là vì an toàn của mình để suy xét nên vui vẻ ở nhà hay tiếp tục giải thích cho bố mẹ tiếp.
D. Bỏ đi không quan tâm lời bố mẹ nói.
Câu 13: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Em gái Linh đã tan học lâu rồi nhưng chưa về nhà.
A. Linh nghĩ em gái đi chơi với bạn nên không đi về nhà luôn.
B. Linh nên nghĩ em gái học bổ trợ thêm ngoài giờ nên chưa tan học.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai
.................
Tải file tài liệu để xem thêm Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Kết nối tri thức