Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 9 Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay - Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Bài 9 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh tham khảo, làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai. Đồng thời rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia sắp tới.
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 9
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“... Con hiểu lòng mẹ héo hon, đau xót khi con của mẹ còn phải lăn minh trong lửa đạn, những lá thư của con, của các em gi đến mẹ chị nói lên một phần vạn sự gian khổ ác liệt ... lòng con bao giờ cũng ao ước được trở về với mẹ với ba, vòi miền Bắc ngàn vạn yêu thương”.
(Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, NXB Hội Nhà văn. Hà Nội, 2023, tr.252 – 253)
A. Đoạn tư liệu phản ảnh nỗi buồn và bị quan của những người con khi phải xa gia đình vì chiến tranh.
B. Đoạn tư liệu phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh.
C. Đoạn tư liệu là minh chứng về tình cảm gia đình sâu nặng và trách nhiệm của người trẻ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
D. Đoạn tư liệu phản ánh tính phi nghĩa trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam do Mỹ gây ra.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D. “Khối đại đoàn kết toàn dân tuy có phạm vi rộng rãi nhưng lại được tổ chức một cách có hệ thống để phối hợp hành động, do đó sức mạnh của đoàn kết toàn dân được tăng lên gấp bội. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được toàn dân tiến hành một cách cả tổ chức... nên dù trải qua nhiều hi sinh, gian khổ lâu dài, nhưng cuối cùng đã giành được thắng lợi.
(Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên), Những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.159 – 160)
A. Đoạn tư liệu khẳng định sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc là cội nguồn tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
B. Đoạn tư liệu phản ánh bài học về củng cố. tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
C. Đoạn tư liệu khẳng định sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc là nhân tố duy nhất tạo nên thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
D. Đoạn tư liệu phản ánh về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay là gì?
A. Việt Nam bị Mỹ cấm vận.
B. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia có dấu hiệu bất ổn.
C. Sau khi kí Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.
D. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D. “Tôi đã đến thăm Trường trung học Tuol Seng từ nay trở nên nổi tiếng, và ở ngoại ô Phnôm Pênh trên khu đất rộng cả những hố chôn người chung. Một số hổ vẫn còn chưa đào hắn, nhưng bị lún, tạo thành vùng trũng lớn. Những hồ khác đã bị bật lên,... Việc Việt Nam đã chấm dứt được những hành động man rợ này là một trong những điều quan trọng mà thế giới phải thể hiện sự biết ơn đối với Việt Nam”,
(Sác-lơ Phuốc-ni-ô, Việt Nam như tôi đã thấy ( 1960 – 2000), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr.264)
A. Mục tiêu duy nhất quân Pôn Pốt tấn công là các trường học ở Cam-pu-chia.
B. Phản ảnh tội ác của tập đoàn Pôn Pốt đối với người dân Việt Nam.
C. Khẳng định vai trò của Việt Nam trong việc giúp Cam-pu-chia thoát khỏi hoạ diệt chủng.
D. Là minh chứng phơi bày tội ác của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xa-ri – Khiêu Xăm phon.
Câu 5: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Chiến sự xảy ra ác liệt ở xã Thanh Thụy, Minh Tân, Thanh Đức,... thuộc huyện Vị Xuyên, xã Bạch Đích, Phủ Lũng thuộc huyện Yên Minh. Tại mặt trận Vị Xuyên đã có hơn một chục sư đoàn bộ binh luân phiên tham gia chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ và Quân khu cùng với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ của tinh và nhân dân đã quyết tâm chiến đấu giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia... gần chục năm ràng chưa khi nào Vị Xuyên ngót tiếng pháo, đạn súng cối từ bên kia biên giới rót sang”.
(Nguyễn Đức Huy, Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên, NXB Thông tin và Truyền thông. Hà Nội, 2019, tr.67 – 68)
A. Vị Xuyên (Hà Giang) là chiến trường duy nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam (1979 – 1989).
B. Thể hiện tinh thần chiến đấu, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của quân dân tại Hà Giang.
C. Là bằng chứng về tội ác của quân Trung Quốc đối với các dân tộc vùng biên giới phía Bắc.
D. Cuộc chiến tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) chỉ diễn ra từ năm 1984 đến năm 1989.
Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Những yếu tố nào dưới đây phản ánh bối cảnh lịch sử thế giới và trong nước ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975?
A. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra, những xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.
B. Quan hệ giữa các nước lớn trở nên đơn giản và dễ dàng dự đoán hơn.
C. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.
D. Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Cam-pu-chia ổn định và phát triển tốt đẹp.
Câu 7: Lựa chọn đáp án đúng, sai cho các ý A, B, C, D trong câu hỏi dưới đây:
Ý nghĩa lịch sử nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?
A. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và cuộc sống của nhân dân, khẳng định ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước và góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.
C. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đã có điều kiện gia nhập ASEAN năm 1992.
D. Sau cuộc kháng chiến này, năm 1990 Mỹ đã bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.