Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Bài 13 Kết nối tri thức bao gồm nhiều câu hỏi khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo xoay quanh bài Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). Qua đó giúp các bạn học sinh tham khảo, làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai. Đồng thời rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia sắp tới.
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13
1. Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, phát huy tác dụng của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tăng cường đoàn kết với Lào và Cam-pu-chia, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước Đông Dương trở thành lực lượng vững chắc của cách mạng và hoà bình ở Đông Nam Á. Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước trong thế giới thứ ba, cùng các nước khác trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình.
(Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III ngày 29-9-1975 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Trích trong Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.401)
a) Tư tưởng cơ bản trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
b) Công tác đối ngoại của Việt Nam nhằm mục tiêu giữ vững nền độc lập dân tộc, sự tự chủ về kinh tế, chính trị của đất nước
c) Đối tượng của chính sách đối ngoại của Việt Nam chỉ bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa và củng cố khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.
d) Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh vì hoà bình và là thành viên sáng lập của Phong trào Không liên kết.
Câu 2. Cho bảng dữ kiện về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam những năm 1975-1985:
Thời gian | Hoạt động |
Tháng 10 - 1975 | Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên kí các hiệp định tương trợ |
1976 | Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết. |
1977 | - Việt Nam kí với Lào Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác - Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc - Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước liên chính phủ |
1978 | - Việt Nam kí với Liên Xô bản Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, Liên Xô sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt theo tinh thần tương trợ, đoàn kết. - Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế và kí nhiều hiệp ước hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. - Việt Nam và Mĩ đã có nhiều trao đổi, đàm phán và có một số chuyển biến bước đầu trong quan hệ giữa hai nước |
1979 | - Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ - Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế. |
a) Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa
b) “Hòn đá tảng” trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam là củng cố mối quan hệ với ASEAN.
c) Việt Nam và Mĩ đã bình thường hoá mối quan hệ, từng bước trở thành đối tác chiến lược của nhau.
d) Việt Nam có nhiều hoạt động tích cực để mở rộng các quan hệ đối ngoại với các nước
Câu 3.
Tháng 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi thư đến Chủ tịch Đại hội đồng LHQ bày tỏ nguyện vọng Việt Nam gia nhập LHQ. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc, Kể từ đó, Việt Nam luôn là một đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc, Hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả. Các chương trình, dự án của Liên hợp quốc đã đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhất là phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm phát triển trong nhiều lĩnh vực Thông qua mô hình hợp tác ba bên với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, Việt Nam tích cực chia sẻ tri thức, kinh nghiệm có được từ công cuộc đổi mới với các nước đang phát triển, nhất là kinh nghiệm về đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, phát triển nông nghiệp, y tế, giáo dục,... Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc những năm qua đã góp phần quan trọng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
(Bùi Thanh Sơn, 45 năm quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc: Đối tác tin cậy vì hòa bình, hợp tác và phát triển, báo Chính phủ điện tử, ngày 19-9-2022)
a) Việc gia nhập Liên hợp quốc là mốc đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam.
b) Việt Nam trở thành thành viên tích cực, có nhiều đóng góp hiệu quả vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc
c) Ngay sau khi có nguyện vọng, Việt Nam đã được chấp nhận trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc
d) Quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc khá đa dạng, nhưng chủ yếu là trên các vấn đề về dân chủ và dân quyền.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trong thời gian từ năm 1976 đến 1986, Việt Nam thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao ở Nhật Bản, Canađa, Cộng hoà Liên bang Đức, Ôxtrâylia Nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản nhằm mở ra quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kĩ thuật với các nước thuộc khu vực này.
Năm 1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc Trong khoảng 10 năm đầu, Liên hợp quốc đã viện trợ không hoàn lại Việt Nam 527,9 triệu đô la Mĩ. Sự tham gia và hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc thời kì này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và khoa học kĩ thuật.
a) Việt Nam luôn ưu tiên thiết lập và củng cố các mối quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa
b) Hoạt động đối ngoại của Việt Nam 1975-1986 đã bước đầu thoát khỏi thế bao vây của Mĩ.
c) Việt Nam đã cố gắng mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các tổ chức quốc tế.
d) Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế đầu tiên mà Việt Nam trở thành thành viên chính thức
...................
2. Đáp án trắc nghiệm Sử 12 Bài 13
1. | 2. | 3. | 4. | 5. | 6. | 7. | 8. | 9. | 10. | 11. | 12. | |
A | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ |
B | Đ | S | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ |
C | S | S | S | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | S | Đ | S |
D | Đ | Đ | S | S | S | S | S | Đ | S | Đ | Đ | Đ |
....................
Tải file tài liệu để xem đầy đủ câu hỏi