Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 2 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 (Dùng chung 3 sách)
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 11 Bài 2 bao gồm nhiều câu hỏi khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo, xoay quanh kiến thức bài Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Qua đó giúp các bạn học sinh tham khảo, làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai. Đồng thời rèn kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 2 dùng chung cho cả 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều.
Trắc nghiệm đúng sai Sử 11: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
1. Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 11 Bài 2
Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mĩ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14)
a. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
b. Các nước đế quốc xâm lược thuộc địa bằng nhiều phương thức khác nhau.
c. Chủ nghĩa đế quốc bước sang giai đoạn độc quyền vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
d. Dùng vũ lực là cách duy nhất để xâm chiếm thuộc địa.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bằng tham vọng và sức mạnh quân sự vượt trội, đặc biệt là lực lượng hải quân, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã lần lượt xâm chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt – đơ” trên một tạp chí ở Anh năm 1892 miêu tả tham vọng của Xe – xin Rốt – đơ – một ông trùm khai thác mỏ và chính trị gia người Anh – về việc xây dựng một tuyến đường sắt và điện báo kết nối các thuộc địa của Anh ở châu Phi”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.15)
a. Đoạn trích phản ánh quá trình giành giật thuộc địa giữa hai đế quốc Anh và Pháp.
b. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
c. Khu vực châu Phi là thuộc địa duy nhất của thực dân Anh.
d. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt – đơ” thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Phi.
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn bộ xã hội. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mĩ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.18)
a. Đoạn trích phản ánh một trong những thách thức mà nước Mĩ hiện nay phải đối mặt.
b. Đoạn trích cho thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nước Mĩ diễn ra sâu sắc.
c. Đoạn trích phản ánh các mặt tích cực và hạn chế của nước Mĩ nói riêng và chủ nghĩa tư bản hiện đại nói chung
d. Đoạn trích thể hiện toàn bộ mâu thuẫn xã hội sâu sắc ở Mĩ hiện nay.
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm). Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14)
a. Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết các nước châu Á đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
b. Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối.
c. Ấn Độ trở thành “miếng bánh béo bở” bị các nước đế quốc xâu xé.
d. Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 5: Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Đầu thế kỉ XX, các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng lại chiếm hơn ¾ tổng số máy hơi nước và động cơ điện, số lượng công nhân; tổng số sản phẩm làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.16)
a. Các tổ chức độc quyền chỉ được hình thành ở Mĩ.
b. Các tổ chức độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
c. Các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối số sản phẩm làm ra trên toàn thế giới.
d. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền gắn liền với sự ra đời và phát triển của các tổ chức độc quyền.
2. Đáp án trắc nghiệm đúng sai Sử 11 Bài 2
...........
Xem chi tiết đáp án trong file tải về