Toán lớp 4 Bài 4: Biểu thức chữ Giải bài tập Toán lớp 4 Kết nối tri thức trang 14, 15, 16, 17, 18
Toán lớp 4 trang 14, 15, 16, 17, 18 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 4: Biểu thức chữ của chủ đề Ôn tập và bổ sung.
Giải SGK Toán 4 trang 14 → 18 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều giải rất chi tiết, cụ thể giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 4 Biểu thức chữ sách Kết nối tri thức
Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 1 trang 15 - Hoạt động
Bài 1
Tính giá trị của biểu thức.
a) 125 : m với m = 5
b) (b + 4) × 3 với b = 27
Lời giải:
a) Với m = 5, giá trị của biểu thức là:
125 : m = 125 : 5 = 25
b) Với b = 27, giá trị của biểu thức là:
(b + 4) × 3 = (27 + 4) × 3 = 31 × 3 = 93
Bài 2
Chu vi P của hình vuông a được tính theo công thức P = a × 4
Hãy tính chu vi hình vuông với a = 5 cm; a = 9 cm.
Lời giải:
Với a = 5 cm, chu vi của hình vuông là:
a × 4 = 5 × 4 = 20 (cm)
Với a = 9 cm, chu vi của hình vuông là:
a × 4 = 9 × 4 = 36 (cm)
Đáp số: 20 cm; 36 cm
Bài 3
Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 × a trong mỗi trường hợp sau.
Lời giải:
Với a = 2, giá trị biểu thức 35 + 5 × a là:
35 + 5 × a = 35 + 5 × 2 = 45
Với a = 5, giá trị biểu thức 35 + 5 × a là:
35 + 5 × a = 35 + 5 × 5 = 60
Với a = 7, giá trị biểu thức 35 + 5 × 7 là:
35 + 5 × a = 35 + 5 × 7 = 70
Với a = 6, giá trị biểu thức 35 + 5 × 6 là:
35 + 5 × a = 35 + 5 × 6 = 65
Ta nối như sau:
Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 1 trang 16, 17 - Luyện tập
Bài 1
Số?
Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: P = (a + b) × 2
Hãy tính chu vi của hình chữ nhật theo kích thước sau:
Chiều dài (cm) | Chiều rộng (cm) | Chu vi hình chữ nhật (cm) |
10 | 7 | 34 |
25 | 16 | ? |
34 | 28 | ? |
Lời giải:
Nếu a = 10, b = 7 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (10 + 7) x 2 = 34 (cm)
Nếu a = 25, b = 16 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (25 + 16) x 2 = 82 (cm)
Nếu a = 34 , b = 28 thì chu vi P = (a + b) x 2 = (34 + 28) x 2 = 124 (cm)
Chiều dài (cm) | Chiều rộng (cm) | Chu vi hình chữ nhật (cm) |
10 | 7 | 34 |
25 | 16 | 82 |
34 | 28 | 124 |
Bài 2
a) Tính giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2
b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27
Lời giải:
Giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2 là:
a + b × 2 = 8 + 2 × 2 = 12
Giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27 là:
(a + b) : 2 = (15 + 27) : 2 = 21
Bài 3
Quãng đường ABCD gồm 3 đoạn như hình vẽ dưới đây.
Hãy tính độ dài quãng đường ABCD với:
a) m = 4 km, n = 7 km
b) m = 5 km, n = 9 km
Lời giải:
Biểu thức tính độ dài quãng đường ABCD là m + 6 + n
a) Với m = 4 km, n = 7 km, độ dài quãng đường ABCD là:
m + 6 + n = 4 + 6 + 7 = 17 (km)
b) Với m = 5 km, n = 9 km, độ dài quãng đường ABCD là:
m + 6 + n = 5 + 6 + 9 = 20 (km)
Đáp số: a) 17 km
b) 20 km
Bài 4
a) Tính giá trị của biểu thức 12 : (3 – m) với m = 0; m = 1; m = 2
b) Trong ba giá trị biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng bao nhiêu thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất?
Lời giải:
a) Với m = 0, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:
12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4
Với m = 1, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:
12 : (3 – 1 ) = 12 : 2 = 6
Với m = 2, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:
12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12
b) Vì 4 < 6 < 12 nên trong ba giá trị tìm được ở câu a, với m = 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.
Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 1 trang 17 - Luyện tập
Bài 1
Chu vi P của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: P = a + b + c
Tính chu vi hình tam giác, biết:
a) a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm
b) a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm
Bài 2
Với m = 9, n = 6, p = 4, hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau?
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
Mới nhất trong tuần
-
Các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng
100.000+ -
Toán Tiểu học: Công thức tính diện tích, chu vi, thể tích hình cơ bản
1M+ 10 -
Tổng hợp các bài Toán hình học lớp 4 (Có đáp án)
100.000+ -
Toán lớp 4 Bài 26: Luyện tập chung
1.000+ -
Bài tập Toán lớp 4: Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
100.000+ -
Dạng toán Ẩn hiệu dành cho học sinh lớp 4, 5
10.000+ -
Toán lớp 4 Bài 24: Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 25: Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó
1.000+ -
Toán lớp 4 Bài 22: Phép cộng các số có nhiều chữ số
100+ -
Toán lớp 4 Bài 23: Phép trừ các số có nhiều chữ số
1.000+ 1