Toán 12 Bài 3: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số Giải Toán 12 Chân trời sáng tạo trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Giải Toán 12 Bài 3: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25.
Giải bài tập Toán 12 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Toán 12 Bài 3: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số
Giải Toán 12 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 24, 25
Bài 1
Tìm các tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số sau:
a) \(y = \frac{{4x - 5}}{{2x - 3}}\)
b) \(y = \frac{{ - 2x + 7}}{{4x - 3}}\)
c) \(y = \frac{{5x}}{{3x - 7}}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(y = \frac{{4x - 5}}{{2x - 3}}\)
TXĐ: \(D=\mathbb{R}\setminus \left \{ \frac{3}{2} \right \}\)
Ta có: \(\lim_{x\rightarrow \frac{3}{2} ^+} f(x) =\lim_{x\rightarrow \frac{3}{2}^+} \frac{{4x - 5}}{{2x - 3}} =+\infty\)
\(\lim_{x\rightarrow \frac{3}{2} ^-} f(x) =\lim_{x\rightarrow \frac{3}{2}^-} \frac{{4x - 5}}{{2x - 3}} =-\infty\)
Vậy đt \(x=\frac{3}{2}\) là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Ta có: \(\lim_{x\rightarrow + \infty} f(x) =\lim_{x\rightarrow + \infty} \frac{{4x - 5}}{{2x - 3}} =2\)
\(\lim_{x\rightarrow - \infty} f(x) =\lim_{x\rightarrow - \infty} \frac{{4x - 5}}{{2x - 3}} =2\)
Vậy đt y = 2 là một tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
b) \(y = \frac{{ - 2x + 7}}{{4x - 3}}\)
TXĐ: \(D=\mathbb{R}\setminus \left \{ \frac{3}{4} \right \}\)
Ta có: \(\lim_{x\rightarrow \frac{3}{4} ^+} f(x) =\lim_{x\rightarrow \frac{3}{4}^+} \frac{{ - 2x + 7}}{{4x - 3}} =+\infty\)
\(\lim_{x\rightarrow \frac{3}{4} ^-} f(x) =\lim_{x\rightarrow \frac{3}{4}^-}\frac{{ - 2x + 7}}{{4x - 3}} =-\infty\)
Vậy đt \(x=\frac{3}{4}\) là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Ta có: \(\lim_{x\rightarrow + \infty} f(x) =\lim_{x\rightarrow + \infty} \frac{{ - 2x + 7}}{{4x - 3}} =-\frac{ 1}{ 2}\)
\(\lim_{x\rightarrow - \infty} f(x) =\lim_{x\rightarrow - \infty} \frac{{ - 2x + 7}}{{4x - 3}} =-\frac{ 1}{ 2}\)
Vậy đt \(y=-\frac{1}{2}\) là một tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
c) \(y = \frac{{5x}}{{3x - 7}}\)
Bài 2
Tìm các tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số sau:
a) \(y = \frac{{{x^2} + 2}}{{2x - 4}}\)
b) \(y = \frac{{2{x^2} - 3x - 6}}{{x + 2}}\)
c) \(y = \frac{{2{x^2} + 9x + 11}}{{2x + 5}}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(y = \frac{{{x^2} + 2}}{{2x - 4}}\)
TXĐ: \(D=\mathbb{R}\setminus \left \{ 2 \right \}\)
Ta có: \(\lim_{x\rightarrow 2 ^+} f(x) =\lim_{x\rightarrow 2^+} \frac{{{x^2} + 2}}{{2x - 4}} =+\infty ;\)
\(\lim_{x\rightarrow 2^-} f(x) =\lim_{x\rightarrow 2^-}\frac{{{x^2} + 2}}{{2x - 4}} =-\infty\)
Do đó, x = 2 là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Ta có: \(a= \lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{f(x)}{x} =\lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{{{x^2} + 2}}{{2x^2 - 4x}} = \frac{ 1}{ 2}\)
\(b= \lim_{x\rightarrow +\infty } [f(x)-\frac{1}{ 2} x] =\lim_{x\rightarrow +\infty } \left ( \frac{{{x^2} + 2}}{{2x - 4}} -\frac{ 1}{ 2} x \right )\)
\(=\lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{{2x+2}}{{2x-4 }} =1\)
Ta cũng có \(\lim_{x\rightarrow -\infty } \frac{f(x)}{x} =\frac{ 1}{ 2}\);
\(\lim_{x\rightarrow -\infty } [f(x)-\frac{ 1}{ 2} x] =1\)
Do đó, đồ thị hàm số có tiệm cận xiên là đt \(y=\frac{1}{2}x +1\).
b) \(y = \frac{{2{x^2} - 3x - 6}}{{x + 2}}\)
TXĐ: \(D=\mathbb{R}\setminus \left \{ -2 \right \}\)
Ta có: \(\lim_{x\rightarrow -2 ^+} f(x) =\lim_{x\rightarrow -2^+} \frac{{2{x^2} - 3x - 6}}{{x + 2}} =+\infty ;\)
\(\lim_{x\rightarrow -2^-} f(x) =\lim_{x\rightarrow -2^-} \frac{{2{x^2} - 3x - 6}}{{x + 2}} =-\infty\)
Do đó, x = - 2 là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Ta có: \(a= \lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{f(x)}{x} =\lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{{2{x^2} - 3x - 6}}{{x^2 + 2x}} = 2\)
\(b= \lim_{x\rightarrow +\infty } [f(x)-2 x] =\lim_{x\rightarrow +\infty } \left ( \frac{{2{x^2} - 3x - 6}}{{x + 2}} -2x \right )\)
\(=\lim_{x\rightarrow +\infty } \frac{{-7x-6}}{{ x+2 }} =-7\)
Ta cũng có \(\lim_{x\rightarrow -\infty } \frac{f(x)}{x} =2\);
\(\lim_{x\rightarrow -\infty } [f(x)-2x] =-7\)
Do đó, đồ thị hàm số có tiệm cận xiên là đt y = 2x - 7.
c) \(y = \frac{{2{x^2} + 9x + 11}}{{2x + 5}}\)
Bài 3
Tìm các tiệm cận của đồ thị hàm số sau:
Hướng dẫn giải:
a) Hàm số \(y=\frac{2x-3}{5x^2-15x+10}\) có:
TCĐ: đường thẳng x = 1; x = 2
TCN: đường thẳng y = 0
b) Hàm số \(y=\frac{x^2+x-1}{x}\) có:
TCĐ: đường thẳng x = 0
TCX: đường thẳng y = x + 1.
c) Hàm số \(y=\frac{16x^2-8x}{16x^2+1}\) có tiệm cận ngang là đường thẳng y = 1.
Bài 4
Nồng độ oxygen trong hồ theo thời gian t cho bởi công thức \(y(t) = 5 - \frac{15t}{9t^{2}+1 }\) , với y được tính theo mg/l và t được tính theo giờ, t ≥ 0. Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số y = y(t). Từ đó, có nhận xét gì về nồng độ oxygen trong hồ khi thời gian t trở nên rất lớn.
Hướng dẫn giải:
Xét hàm số \(y=y(t) = 5 - \frac{15t}{9t^{2}+1 } =\frac{45t^2-15t+5}{9t^{2}+1 }\)
TXĐ: \((0;+\infty)\)
Ta có: \(\lim_{t\rightarrow + \infty} y(t) =\lim_{t\rightarrow + \infty} \frac{45t^2-15t+5}{9t^{2}+1 } =5\)
Vậy đường thẳng y = 5 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số y = y(t).
NX: nồng độ oxygen trong hồ càng gần bằng 5mg/l khi thời gian t càng lớn.
Bài 5
Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số khối lượng hạt \(m=m(v) = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}\) trong Khởi động (trang 19).
Hướng dẫn giải:
Tập xác định: D = (0; c].
Ta có: \(\lim_{v\rightarrow 300\ 000^- } m(v) =\lim_{v\rightarrow 300\ 000^-} \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{300\ 000^2}}}} }} = + \infty\)
Do đó v = 300 000 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Công thức tính phần trăm khối lượng
-
Bài tập Cộng, trừ đa thức một biến (Có đáp án)
-
Đoạn văn tả cảnh bằng tiếng Anh (8 mẫu)
-
Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS - Đáp án dưới Video Module 7 THCS
-
Các chất tham gia phản ứng tráng gương
-
Đáp án tự luận Mô đun 8 THCS - Đáp án tập huấn Module 8
-
Nghị luận về câu nói Trong rừng có rất nhiều lối đi, ta chọn lối đi chưa có dấu chân người
-
Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Tổng hợp công thức Hóa học lớp 12 - Các công thức Hóa học 12
Mới nhất trong tuần
-
Toán 12 Bài 3: Biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ
100+ -
Toán 12 Bài 2: Toạ độ của vectơ trong không gian
100+ -
Toán 12 Bài 1: Vectơ và các phép toán trong không gian
100+ -
Toán 12 Bài tập cuối chương I
100+ -
Toán 12 Bài 4: Khảo sát và vẽ đồ thị một số hàm số cơ bản
100+ -
Toán 12 Bài 3: Đường tiệm cận của đồ thị hàm số
100+ -
Toán 12 Bài 2: Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
100+ -
Toán 12 Bài 1: Tính đơn điệu và cực trị của hàm số
100+