Tinh giản chương trình lớp 2 năm 2021 - 2022 theo Công văn 3969 Điều chỉnh nội dung dạy học lớp 2 ứng phó dịch Covid-19
Ngày 10/9/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3969/BGDĐT-GDTH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19.
Theo đó, nội dung điều chỉnh lớp 2 cho 3 môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên xã hội như trong bài viết dưới đây, mời thầy cô cùng theo dõi:
Tinh giản chương trình lớp 2 năm 2021 - 2022
Phụ lục 1
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG DẠY HỌC ĐỐI VỚI LỚP 2
(Kèm theo Công văn số3969/BGDĐT-GDTH ngày10 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Giảm tải chương trình môn Tiếng Việt lớp 2
TT | Chương trình môn học |
Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19 |
Ghi chú | |
Chủ đề/ Mạch nội dung | Yêu cầu cần đạt | |||
1 | VIẾT | |||
Kĩ thuật viết | Viết đúng chữ viết hoa. | GV cần hướng dẫn kĩ quy trình viết chữ với các hình thức đa dạng, phong phú để HS ghi nhớ cách viết, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS luyện viết chữ hoa theo mẫu. | ||
Viết đoạn văn ngắn | Quy trình viết – Xác định được nội dung bằng cách trả lời câu hỏi: “Viết về cái gì?”; viết nháp; dựa vào hỗ trợ của giáo viên, chỉnh sửa được lỗi dấu kết thúc câu, cách viết hoa, cách dùng từ ngữ. | GV tích hợp vào các hoạt động hướng dẫn HS thực hành viết 4 -5 câu theo các chủ đề. | ||
Thực hành viết – Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý. – Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen thuộc dựa vào gợi ý. – Biết đặt tên cho một bức tranh. | GV lựa chọn một số yêu cầu viết đoạn văn có cùng chủ đề để chuyển thành yêu cầu nói. |
– Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm ơn, lời xin lỗi. | ||||
2 | NÓI VÀ NGHE | |||
Nói | – Nói rõ ràng, có thói quen nhìn vào người nghe. | GV tích hợp vào các hoạt động học tập. | ||
– Kể được một câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem. | GV tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: kể một đoạn trong câu chuyện đơn giản (có hình ảnh) đã đọc, nghe, xem. | |||
– Nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, nội dung văn bản, nhân vật yêu thích). | GV tích hợp vào hoạt động đọc mở rộng; chỉ yêu cầu HS nói được tên truyện, nêu được nhân vật yêu thích, đọc lại được câu thơ hoặc nêu được hình ảnh yêu thích trong bài thơ. | |||
Nghe | Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói. Đặt được câu hỏi về những gì chưa rõ khi nghe. | GV tích hợp vào các hoạt động học tập. | ||
Nghe một bài thơ hoặc bài hát, dựa vào gợi ý, nói một vài câu nêu cảm nhận của mình về bài thơ hoặc bài hát đó. | GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động ở nhà với sự giúp đỡ của phụ huynh. | |||
Nói nghe tương tác | – Biết trao đổi trong nhóm về các nhân vật trong một câu chuyện dựa vào gợi ý. | GV tích hợp vào hoạt động dạy đọc, kể chuyện. | ||
– Biết trao đổi trong nhóm về một vấn đề: chú ý lắng nghe người khác, đóng góp ý kiến của mình, không nói chen ngang khi người khác đang nói. | GV tích hợp vào các hoạt động học tập. |
Giảm tải chương trình môn Toán lớp 2
TT | Chương trình môn học |
Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19 |
Ghi chú | |
Chủ đề/ Mạch nội dung |
Yêu cầu cần đạt | |||
A. | SỐ VÀ PHÉP TÍNH | |||
1. | Số và cấu tạo thập phân của một số | - Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000. - Nhận biết được số tròn trăm. - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số. - Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị. - Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số. | GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: - Đọc, viết được các số trong phạm vi 1000. - Nhận biết được trăm, chục và đơn vị trong cách viết các số có ba chữ số. - Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số. | |
2. | So sánh các số | - Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000. - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). | GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: a) So sánh trực tiếp được hai số trong phạm trong phạm vi 1000. b) Xếp thứ tự các số trong phạm vi 1000 (ở các nhóm có không quá 4 số) trong trường hợp đơn giản. c) Làm quen với cách so sánh, xếp thứ tự các số (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn |
giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp). | ||||
3. | Phép cộng, phép trừ | - Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia - Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000. - Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). - Thực hiện được tính nhẩm. | GV tinh giản các bài tập khó và những bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp, tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: a) Thực hiện được phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. Sử dụng được các Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20. b) Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 100, phạm vi 1000 bằng cách đặt tính (tính theo cột dọc) c) Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000. d) Thực hiện được tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). | |
4. | Phép nhân, phép chia | - Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia. - Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia. - Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính. | GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: a) Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5, bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính. b) Hiểu ý nghĩa phép nhân, phép chia; biết vận dụng bảng nhân, chia đã học vào thực hành tính (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn |
- Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính. | giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp). | |||
5. | Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ | - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị). | GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: a) Giải các bài toán có một bước tính liên quan đến thêm, bớt một số đơn vị; nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. b) Không làm các bài toán khó, bài toán không thuộc 4 dạng nêu trên. | |
B. | HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG | |||
1. | Hình học | - Nhận biết được hình dạng của một số hình phẳng và hình khối đơn giản. - Thực hành được đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đã học. | GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: a) Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực quan. Nhận dạng được hình tứ giác, khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Không giới thiệu thêm cho HS về các đặc điểm của hình như cạnh, góc, mặt, đỉnh,…. b) Làm quen với cách nhận dạng hình (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; |
tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp). | ||||
2. | Đo lường | Thực hành được việc đo một số đại lượng. | GV tinh giản những bài tập khó và những bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp, tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: | |
a) Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg (ki- lô-gam); đơn vị đo dúng tích: l (lít); các đơn vị đo độ dài: dm (đề-xi-mét), m (mét), km (ki-lô- mét). Đọc, viết được các số đo khối lượng trong phạm vi 1000kg. | ||||
Thực hành cân, đo độ dài, đo dung tích và thực hành tính toán với các số đo trong các trường hợp đơn giản. | ||||
b) Nhận biết được một ngày có 24 giờ; một giờ có 60 phút. Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6. | ||||
Nhận biết được số ngày trong tháng, ngày trong tháng (ví dụ: tháng Ba có 31 ngày; sinh nhật Bác Hồ là ngày 19 tháng 5). | ||||
c) Nhận biết được tiền Việt Nam thông qua hình ảnh một số tờ tiền. | ||||
d)Tính được độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài các cạnh. |
C. | MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT | |||
1. | Một số yếu tố thống kê | - Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản). - Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. - Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. | GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau: a) Làm quen với việc thu thập, phân loại, kiểm đếm các đối tượng thống kê (trong một số tình huống đơn giản với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh). b) Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. | |
2. | Một số yếu tố xác suất | Làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài thí nghiệm, trò chơi, hoặc xuất phát từ thực tiễn. | GV hướng dẫn HS làm quen với việc mô tả những hiện tượng liên quan tới các thuật ngữ: có thể, chắc chắn, không thể, thông qua một vài trò chơi đơn giản như lấy bóng, tập tầm vông với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh. | |
D. | HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM | |||
- Thực hành ứng dụng kiến thức toán học đã học vào thực tiễn. - Tham gia một số hoạt động liên quan đến ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản. | - Tích hợp trong phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn sau mỗi bài học. - Hướng dẫn HS thực hiện một số hoạt động thực hành trải nghiệm ở nhà với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh. |
Giảm tải chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2
TT | Chương trình môn học |
Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19 |
Ghi chú | |
Chủ đề/ Mạch nội dung | Yêu cầu cần đạt | |||
1 | GIA ĐÌNH | |||
Các thế hệ trong gia đình | - Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ. | Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau: - Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. | Phối hợp với gia đình hướng dẫn HS thực hành yêu cầu cần đạt của chủ đề này | |
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. | ||||
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. | ||||
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. | ||||
Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình | - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. | |||
- Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương. | ||||
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này. | Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình |
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà | - Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc. | |||
- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. | Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình | |||
- Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc. | ||||
- Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. | ||||
Giữ vệ sinh nhà ở | - Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). | Lưu ý đến yêu cầu cần đạt sau: Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh) nhằm phòng tránh Covid-19 | ||
- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). | ||||
2 | TRƯỜNG HỌC | |||
Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học | - Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường (ví dụ: lễ khai giảng; văn nghệ đầu tuần; ngày kỉ niệm 20/11, 8/3; hội chợ xuân, hội chợ sách,...). | Tập trung vào những sự kiện học sinh đã được trải nghiệm ở trường học. | Linh hoạt thay đổi KHDH môn học để tổ chức dạy học chủ đề này tại nhà trường | |
- Nhận xét được về sự tham gia của học sinh trong những sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân. | ||||
An toàn khi tham | - Xác định được một số tình huống nguy |
gia một số hoạt động ở trường và giữ vệ sinh trường học | hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia những hoạt động ở trường và cách phòng tránh. | |||
- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường. | Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến | |||
3 | CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG | |||
Hoạt động mua bán hàng hoá | - Kể được tên một số hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. | |||
- Nêu được cách mua, bán hàng hoá trong cửa hàng, chợ, siêu thị hoặc trung tâm thương mại. | ||||
- Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hoá trước khi mua. | ||||
- Thực hành (theo tình huống giả định) lựa chọn hàng hoá phù hợp về giá cả và chất lượng. | Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến | |||
Hoạt động giao thông | - Kể được tên các loại đường giao thông. |
Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau: - Kể được tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông - Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh - Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông chủ yếu có ở địa phương và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. | ||
- Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. | ||||
- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh. | ||||
- Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. | ||||
- Nêu được quy định khi đi trên một số |
phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, đò, thuyền,...) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. | ||||
4 | THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT | |||
Môi trường sống của thực vật và động vật | - Đặt và trả lời được câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh và (hoặc) video. | |||
- Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh. | ||||
- Phân loại được thực vật, động vật theo môi trường sống. | ||||
- Tìm hiểu, điều tra một số thực vật và động vật có ở xung quanh và mô tả được môi trường sống của chúng. |
Thực hiện những yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở nhà trong điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19. | |||
Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật | - Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật. | |||
- Giải thích được ở mức độ đơn giản sự cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. | Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: - Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. | |||
- Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. |
5 | CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ | |||
Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu | - Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu trên sơ đồ, tranh ảnh. | |||
- Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân (ví dụ: nhận biết chức năng của xương và cơ qua hoạt động vận động; chức năng của cơ quan hô hấp qua hoạt động thở ra và hít vào; chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu). | ||||
- Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu một trong các cơ quan trên không hoạt động. | Không thực hiện yêu cầu cần đạt này | |||
Chăm sóc, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể | - Nhận biết và thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống. | Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau: - Thực hiện được đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống. - Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp. - Thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. | ||
- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp. | ||||
- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. |
Lưu ý thực hiện: giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, thực hiện thở đúng cách, tăng cường vận động để giúp cơ thể khỏe mạnh nhằm phòng tránh Covid-19 | ||||
6 | TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI | |||
Các mùa trong năm | - Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm (ví dụ: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông; mùa mưa và mùa khô). | |||
- Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh. | Phối hợp với gia đình thực hiện yêu cầu cần đạt này | |||
Một số thiên tai thường gặp | - Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai (ví dụ: bão, lũ, lụt, giông sét, hạn hán,...) ở mức độ đơn giản. | Tập trung thực hiện yêu cầu cần đạt sau: Nhận biết và mô tả được ở mức độ đơn giản một số hiện tượng thiên tai phổ biến tại địa phương | ||
- Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. | ||||
- Đưa ra được một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. | Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở nhà | |||
- Nêu và luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. | Hướng dẫn HS thực hành, luyện tập ở nhà | |||
- Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai. |