Soạn bài Con người với thiên nhiên (trang 88) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 2
Soạn bài Con người với thiên nhiên trang 88 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc hiểu, luyện tập và trao đổi.
Việc soạn bài trước các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Con người với thiên nhiên sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Soạn bài Con người với thiên nhiên sách Cánh diều
Soạn bài Con người với thiên nhiên phần Chia sẻ
Câu 1. Em sẽ làm gì để phòng tránh mưa, nắng, nóng, lạnh.
Gợi ý đáp án
- Trời mưa em mặc áo mưa hoặc dùng ô che.
- Trời nắng em đội mũ hoặc che ô.
- Trời nóng em dùng quạt điện hoặc điều hòa.
- Trời lạnh em mặc áo ấm.
Câu 2. Em hoạt động vui chơi như thế nào trong mỗi mùa?
Gợi ý đáp án
Mỗi mùa hè em đều đặn đi bơi để nâng cao sức khỏe mỗi ngày.
Soạn Bài đọc 1: Ông Mạnh thắng Thần Gió trang 89
Đọc hiểu
Câu 1. Truyện có những nhân vật nào?
Gợi ý đáp án
Truyện có hai nhân vật chính là ông Mạnh và Thần Gió.
Câu 2. Trong hai nhân vật:
a) Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của con người?
b) Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên?
Gợi ý đáp án
a) Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của con người là ông Mạnh.
b) Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên là Thần Gió.
Câu 3. Chi tiết nào nói lên sức mạnh của con người?
Gợi ý đáp án
Chi tiết nói lên sức mạnh của con người là: ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột và chọn những viên đá to nhất làm tường.
Câu 4. Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
Gợi ý đáp án
Ông Mạnh trong câu chuyện đã xay một ngôi nhà thật vững chắc để Thần Gió không quật đổ được. Sau vài tháng Thần Gió quay trở lại tìm ông Mạnh với sự ăn năn và từ đó hai người trở thành bạn.
Luyện tập
Câu 1. Sử dụng câu hỏi Vì sao? để hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện.
Gợi ý đáp án
- Vì sao Thần Gió phải chịu thua ông Mạnh?
=> Vì ông Mạnh đã làm một ngôi nhà rất vững chãi.
- Vì sao ông Mạnh quyết tâm xây một ngôi nhà thật vững chãi?
=> Vì ông Mạnh đã bị Thần Gió xô ngã và bỏ đi với tiếng cười ngạo nghễ khinh thường.
Câu 2. Nói 1-2 câu thể hiện sự đồng tình của em với ông Mạnh.
a) Khi ông quyết tâm làm một ngôi nhà thật vững trãi.
b) Khi ông kết bạn với Thần Gió.
Gợi ý đáp án
a) Ông Mạnh quyết xây một ngôi nhà vững chãi để thể hiện sức mạnh của con người không thua kém sức mạnh của thiên nhiên.
b) Khi ông Mạnh kết bạn với thần Gió cho thấy rằng con người và thiên nhiên có thể hòa hợp với nhau.
Bài viết 1
Câu 1. Nghe - viết: Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu)
Câu 2. Tìm những chữ hoặc dấu thanh phù hợp:
a) Chữ r, d hay gi?
Mùa gì ...ịu nắng
Mây nhẹ nhàng bay
...ó khẽ ...ung cây
Lá vàng ...ơi rụng?
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Gió ơ rất xa, rất rất xa
Gió thích chơi thân với mọi nhà
Gió cù khe khe anh mèo mướp
Ru đàn ong mật đến thăm hoa.
NGÔ VĂN PHÚ
Gợi ý đáp án
a)
Mùa gì dịu nắng
Mây nhẹn nhàng bay
Gió khẽ rung cây
Lá vàng rơi rụng?
b)
Gió ở rất xa, rất rất xa
Gió thích chơi thân với mọi nhà
Gió cù khe khẽ anh mèo mướp
Rủ đàn ong mật đến thăm hoa.
Câu 3. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
a) (ra, da, gia)
... đình ... vào ... sức cặp ...
b) (vỏ, võ)
... cam múa ... ... trứng ... sĩ
Gợi ý đáp án
a) gia đình ra vào ra sức cặp da.
b) Vỏ cam múa võ vỏ trứng võ sĩ.
Câu 4. Tập viết.
a) Tập viết chữ hoa (kiểu 2):
b) Viết ứng dụng: Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
Soạn Bài đọc 2: Mùa nước nổi trang 92
Đọc hiểu
Câu 1. Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?
Gợi ý đáp án
Bài văn tả mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:
a) Vì nước dâng lên hiền hòa.
b) Vì nước lũ đổ về dữ dội.
c) Vì mưa dầm dề.
Gợi ý đáp án
Người ta gọi đây là mùa nước nổi vì nước dâng lên hiền hòa.
Câu 3. Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.
Gợi ý đáp án
Một vài hình ảnh nói về mùa nước nổi trong bài là: Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, tràn qua cả mặt đường. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.
Luyện tập
Câu 1. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?
a) Nước dâng lên cuồn cuộn.
b) Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.
Gợi ý đáp án
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào? là:
a) Cuồn cuộn.
b) Dầm dề từ ngày này qua ngày khác.
Câu 2. Đặt một câu hỏi về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?
Gợi ý đáp án
Đặt câu nói về mùa nước nổi: Đồng ruộng, vườn tược đều bị dòng nước nhấn chìm.
Bài viết 2
Câu 1. Sưu tầm tranh (ảnh) hoặc vẽ tranh về cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh (ảnh) đó.
Câu 2. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 -5 câu về tranh (ảnh) cảnh vật thiên nhiên.
Gợi ý đáp án
Quê em có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng cảnh mà gần gũi thân thiết với em in nhiều dấu ấn kỉ niệm tuổi thơ đẹp của em đó là cảnh cánh đồng làng quê em.Cánh đồng làng chạy dọc theo men đường làng quê em,trải một màu vàng xuộm mênh mông bát ngát thẳng cánh có bay, dọc hai bên cánh đồng là lũy tre xanh rì rào trong gió, trên cành có những chú chim đang nhảy nhót hót vang những bản nhạc không lời nghe thật hay.Dưới đồng các bác nông dân đang nhanh tay gặt lúa ai cũng chuyện trò cười nói vui vẻ vì được một ngày mùa bội thu. Mấy bạn nhỏ đi học về đang tíu tít tranh luận về bài học trên lớp .Càng ngắm càng yêu quê hương mình biết bao, em sẽ phấn đấu học thật giỏi để về xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn.