Thông tư số 87/2014/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ trạm thu phí đường Quốc lộ 51 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH --------------- Số: 87/2014/TT-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------------ Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ CÁC TRẠM THU PHÍ ĐƯỜNG QUỐC LỘ 51
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí đường Quốc lộ 51, như sau:
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng thu phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí (Trạm T1 tại Km11+000, Trạm T2 tại Km28+480 và Trạm T3 tại Km56+450) đường Quốc lộ 51 thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 159/2013/TT-BTC).
Điều 2. Biểu mức thu phí
Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ các trạm thu phí đường Quốc lộ 51.
Điều 3. Thu, nộp phí
1. Trường hợp phương tiện đi qua 01 trạm (T1; T2 hoặc T3), thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm đó. Trường hợp phương tiện qua 02 trạm kế tiếp nhau (T1 và T2 hoặc T2 và T3), thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm đến đầu tiên và không phải nộp phí khi qua trạm thứ 2. Trường hợp phương tiện qua cả 03 trạm, thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm T1 và trạm T3, cụ thể như sau:
a) Đối với xe lưu thông hướng từ Biên Hòa - Vũng Tàu
Trường hợp xe đi hết tuyến: Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2 vé thu phí (liên giao cho người nộp phí) và Liên 3 (liên báo soát) gắn liền với Liên 2. Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2. Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.
Trường hợp xe không đi hết tuyến:
- Xe qua trạm T1: Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe qua trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.
- Xe qua trạm T2 (không qua trạm T1): Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe có qua trạm T3, đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.
- Xe qua trạm T3 (không qua trạm T2): Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.
b) Xe lưu thông hướng Vũng Tàu - Biên Hòa
Trường hợp xe đi hết tuyến: Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2. Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.
Trường hợp xe không đi hết tuyến:
- Xe qua trạm T3: Đến trạm T3, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe qua trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.
- Xe qua trạm T2 (không qua trạm T3): Đến trạm T2, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2, Liên 3. Trường hợp xe qua trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp Liên 2, Liên 3 cho nhân viên thu phí và không phải nộp phí khi qua trạm. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại cho chủ phương tiện Liên 2.
- Xe qua trạm T1 (không qua trạm T2): Đến trạm T1, người điều khiển phương tiện nộp phí. Nhân viên thu phí thực hiện thu phí và phát cho người điều khiển phương tiện Liên 2.
c) Liên 3 dùng để kiểm soát qua trạm thu phí (không dùng làm chứng từ hạch toán), có chứa thông tin kiểm soát (mã vạch). Liên 3 chỉ được sử dụng cho đúng phương tiện đã mua phí qua trạm trước, không sử dụng cho xe khác. Liên 3 có giá trị trong vòng 24 giờ kể từ khi người điều khiển phương tiện được phát, không có giá trị qua trạm chiều ngược lại.
Ví dụ, xe của ông A đi từ Biên Hòa đến Vũng Tàu. Đến trạm T1, ông A nộp phí trạm T1, nhận Liên 2 và Liên 3. Xe của Ông A qua trạm T2 (qua ngay hoặc qua trong thời gian 24 giờ, kể từ khi qua trạm T1) nộp Liên 2, Liên 3 và không phải nộp phí tại trạm T2. Nhân viên thu phí giữ lại Liên 3 và trả lại Liên 2cho ông A. Ông A không được sử dụng Liên 3 qua trạm T2 ở chiều ngược lại (từ Vũng Tàu đi Biên Hòa).
2. Đối với xe sử dụng vé tháng, vé quý
Đối với trạm T1 và T3, chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý riêng và sử dụng tại từng trạm. Trường hợp, chủ phương tiện có vé tháng, vé quý của trạm T1 hoặc trạm T3, khi qua trạm T2 sẽ không phải nộp phí. Trường hợp phương tiện chỉ qua trạm T2 (không qua trạm T1 và trạm T3) thì chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý của trạm T1 hoặc trạm T3 để sử dụng khi qua trạm T2.
3. Đối với xe sử dụng dịch vụ thu phí không dừng qua các trạm (chủ phương tiện phải có tài khoản trả trước của ngân hàng, có thiết bị thu phát tín hiệu): Mức thu phí, cách tính phí qua các trạm tương tự cách tính phí tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, xe không cần dừng lại tại Làn thu phí không dừng của các trạm, việc phải trả phí được thực hiện tự động thông qua tài khoản thanh toán ngân hàng mà chủ phương tiện đã đăng ký với đơn vị thu phí.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Đóng vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy (Dàn ý + 6 mẫu)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Đóng vai Thủy Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (8 mẫu)
-
Chứng minh câu tục ngữ Lời nói gói vàng (Dàn ý + 4 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa chi tiết khiêng bàn thờ má trong Những đứa con trong gia đình
-
Đóng vai nhân vật Sọ Dừa kể lại truyện Sọ Dừa (5 mẫu)
-
Nghị luận về thái độ thờ ơ của con người đối với môi trường
-
Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận về hình ảnh ngọn lửa diêm trong truyện Cô bé bán diêm
-
Bài văn tả người hay nhất (328 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Nghị định 113/2018/NĐ-CP
10.000+ -
Thông tư 45/2013/TT-BTC
10.000+ -
Bộ câu hỏi thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng
10.000+ -
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020
10.000+ -
Thông tư 111/2013/TT-BTC
10.000+ -
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
10.000+ -
Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT
10.000+ -
Quyết định 34/2020/QĐ-TTg
10.000+ -
Bộ Luật lao động 2012
10.000+ -
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT
10.000+