Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp

Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

--------------------

Số: 31/2010/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình
dạy nghề trình độ sơ cấp
-------------------

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 86/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc, nội dung, cấu trúc, thời gian, quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp, để người đứng đầu cơ sở dạy nghề có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp làm căn cứ khi xây dựng chương trình, giáo trình.

Điều 2. Nguyên tắc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình

1. Nguyên tắc xây dựng chương trình

a) Bảo đảm được mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp theo Điều 10, chương II của Luật Dạy nghề;

b) Căn cứ vào phân tích nghề, phân tích công việc để xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng đào tạo của nghề và dựa trên năng lực thực hiện;

c) Bảo đảm tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, tính linh hoạt theo nhu cầu của thị trường lao động, tính liên thông trong đào tạo nghề và đảm bảo thời gian học thực hành là chủ yếu.

2. Nguyên tắc biên soạn giáo trình

a) Bảo đảm cụ thể hóa chương trình; cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện được công việc;

b) Bảo đảm được tính hệ thống, tính sư phạm và tự kiểm tra, đánh giá trong học tập; bảo đảm sự cân đối và phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình;

c) Trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ nghề nghiệp phổ biến, nhất quán.

Điều 3. Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình

1. Nội dung, cấu trúc chương trình

a) Nội dung chương trình quy định về thời gian khóa học; cơ cấu nội dung; số lượng, thời lượng các mô đun, môn học; phân bổ thời gian giữa lý thuyết và thực hành;

b) Cấu trúc chương trình: Mục tiêu của khóa học; thời gian của khóa học; danh mục, thời gian, phân bổ thời gian và chương trình của từng mô đun/môn học; hướng dẫn sử dụng chương trình.

2. Nội dung, cấu trúc giáo trình mô đun/môn học:

a) Các nội dung chính của giáo trình mô đun/môn học gồm: Thông tin chung; mục tiêu của giáo trình; mục tiêu bài/chương; kiến thức cần thiết để thực hiện công việc; quy trình và cách thức thực hiện công việc; bài tập và sản phẩm thực hành của học viên;

b) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và mô đun/môn học.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Eballsviet.com
Liên kết tải về

Link Truy cập chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm