Thông tư số 02/2014/TT-TTCP Quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
THANH TRA CHÍNH PHỦ --------------- Số: 02/2014/TT-TTCP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------------ Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 90/2013/NĐ-CP NGÀY 08/8/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐƯỢC GIAO
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13;
Căn cứ Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Căn cứ Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra;
Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết không thuộc phạm vi trách nhiệm giải trình; việc tiếp nhận yêu cầu giải trình trong trường hợp nhiều người yêu cầu giải trình về cùng một nội dung; việc thu thập, xác minh và tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải trình; việc công khai văn bản giải trình; việc lập, quản lý hồ sơ giải trình và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình.
Điều 2. Nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết không thuộc phạm vi trách nhiệm giải trình
Nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết không thuộc phạm vi trách nhiệm giải trình theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao (sau đây gọi tắt là Nghị định số 90/2013/NĐ-CP) là nội dung thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại;
2. Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo;
3. Đã được tòa án thụ lý giải quyết theo thẩm quyền;
4. Đã được tiếp nhận, xử lý theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
Điều 3. Việc tiếp nhận yêu cầu giải trình trong trường hợp nhiều người yêu cầu giải trình về cùng một nội dung
1. Nhiều người yêu cầu giải trình về cùng một nội dung là việc có từ 05 người trở lên có yêu cầu giải trình về cùng một nội dung.
2. Trường hợp nhiều người đến yêu cầu giải trình trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn người yêu cầu giải trình cử đại diện để trình bày nội dung yêu cầu. Người đại diện phải là người có yêu cầu giải trình. Việc cử người đại diện được lập thành văn bản theo Mẫu số 01-GT ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc cử người đại diện được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có từ 05 đến 10 người yêu cầu giải trình thì cử 01 hoặc 02 người đại diện;
b) Trường hợp có từ 10 người yêu cầu giải trình trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 05 người.
Điều 4. Thông báo về việc tiếp nhận để giải trình hoặc từ chối giải trình
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 của Nghị định số 90/2013/NĐ-CP Điều 2 của Thông tư này và bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 90/2013/NĐ-CP người giải trình phải tiếp nhận để giải trình. Việc tiếp nhận yêu cầu giải trình phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình theo Mẫu số 02-GT ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không đủ điều kiện tiếp nhận để giải trình, thì người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình và nêu rõ lý do. Văn bản thông báo được lập theo Mẫu số 03-GT ban hành kèm theo Thông tư này.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bảng lương giáo viên 2024 từ 01/7/2024
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Phân tích bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2023 - 2024
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận Đi một ngày đàng học một sàng khôn
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
-
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc
-
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2023 - 2024
Mới nhất trong tuần
-
Bộ câu hỏi thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng
10.000+ -
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020
10.000+ -
Thông tư 111/2013/TT-BTC
10.000+ -
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
10.000+ -
Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT
10.000+ -
Quyết định 34/2020/QĐ-TTg
10.000+ -
Bộ Luật lao động 2012
10.000+ -
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT
10.000+ -
Hướng dẫn 12-HD/BTCTW
10.000+ -
Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT
10.000+