Thông tư quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Thông tư số 15/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

______________

Số: 15/2011/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2011

THÔNG TƯ

quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá,

cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

________________________

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về việc tổ chức thực hiện đánh giá kỹ năng nghề của người lao động đối với những nghề đã có tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng và ban hành theo quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 03 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

2. Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Điều 2. Mục đích của việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Việc thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm mục đích:

1. Công nhận những kỹ năng nghề của người lao động đã tích lũy được trong quá trình học tập, làm việc và khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ kỹ năng nghề của mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

2. Phát hiện những thiếu hụt về kỹ năng nghề của người lao động so với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được ban hành, từ đó đưa ra thông tin cho người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ sở dạy nghề để có biện pháp bổ sung những kỹ năng nghề còn thiếu hụt.

3. Là căn cứ cho người sử dụng lao động khi tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương phù hợp với bậc trình độ kỹ năng nghề mà người lao động đã đạt được.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Vũ Thị Chang
Liên kết tải về

Link Truy cập chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm