Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT Chế độ phụ cấp của giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Ngày 22/11/2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo Thông tư, người dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định nếu đảm bảo số giờ dạy theo định mức:
- Có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên;
- Có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2021/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021 |
THÔNG TƯ 32/2021/TT-BGDĐT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 82/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Giáo dục dân tộc;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 8 và Điều 9 của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Điều kiện tổ chức dạy học
1. Người dân tộc thiểu số ở địa phương có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
2. Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong các cơ sở giáo dục phải là bộ chữ cổ truyền đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, được cơ quan chuyên môn xác định và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) phê chuẩn hoặc bộ chữ được Chính phủ ban hành. Đối với các tiếng dân tộc thiểu số có nhiều bộ chữ, việc lựa chọn bộ chữ để dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
3. Chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt.
4. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học tương ứng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
5. Cơ sở vật chất tại các lớp dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị như các lớp học thông thường khác, đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông. Thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Điều 3. Quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học
1. Trường tiểu học, trường trung học cơ sở tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo; trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của người học từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; căn cứ vào các điều kiện tổ chức dạy học cụ thể của địa phương xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
2. UBND cấp tỉnh lập hồ sơ, nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các phương thức sau: trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh (Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo tổng hợp nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kế hoạch triển khai, tổ chức dạy học; đội ngũ giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);
c) Quyết định phê chuẩn, ban hành, lựa chọn bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh; thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Điều 4. Nội dung, phương pháp và kế hoạch dạy học
Nội dung, phương pháp và kế hoạch dạy học tiếng dân tộc thiểu số được quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc thiểu số hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 5. Hình thức tổ chức dạy học
1. Môn Tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, sử dụng thời lượng tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục.
2. Việc học tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức theo lớp học quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Đối với mỗi tiếng dân tộc thiểu số, nếu tất cả người học trong lớp có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số theo lớp học đó; trường hợp trong lớp học chỉ có một số người có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số riêng và có thể ghép chung với lớp khác nếu chưa đủ sĩ số. Số lượng người học tối thiểu của một lớp là 10 (mười) người.
Điều 6. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
1. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo ngành, chuyên ngành sư phạm về tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mở ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Việc bồi dưỡng giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 7. Về chế độ chính sách
1. Đối với người dạy:
a) Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
b) Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Đối với người học: Người học là người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.
3. Đối với cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ dạy học tiếng dân tộc thiểu số, thủ trưởng cơ sở giáo dục bố trí giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số đảm bảo đủ định mức theo quy định.
4. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số quy định tại Thông tư này theo đúng quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2022 và thay thế Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDDT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Căn cứ quy định tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên và Thông tư này, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; | KT. BỘ TRƯỞNG |
......................
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung Thông tư
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
-
Dẫn chứng về vẻ đẹp tâm hồn - Tấm gương về vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về bạo lực ngôn từ
Mới nhất trong tuần
-
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
100+ -
Luật cán bộ, công chức
10.000+ -
Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH
100.000+ -
Luật Giáo Dục 2019
50.000+ -
Phụ lục Công văn 2345/BGDĐT-GDTH
10.000+ -
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
50.000+ -
Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT
50.000+ -
Điều lệ Trường Tiểu học năm 2025
10.000+ -
Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH
50.000+ -
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp
50.000+