Thông tư 31/2014/TT-BCT Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện
Eballsviet.com xin giới thiệu Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành ngày 02 tháng 10 năm 2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2014.
Một số biểu mẫu ban hành kèm Thông tư 31/2014/TT-BCT:
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 31/2014/TT-BCT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
HUẤN LUYỆN AN TOÀN, XẾP BẬC VÀ CẤP THẺ AN TOÀN ĐIỆN
Điều 4. Đối tượng được huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
2. Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
Điều 6. Nội dung huấn luyện phần thực hành
1. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
3. Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
Điều 8. Bậc an toàn điện
1. Yêu cầu đối với từng bậc an toàn điện
a) Đối với bậc 1/5:
- Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;
- Biết những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
- Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định.
b) Đối với bậc 2/5:
- Biết những quy định chung và biện pháp bảo đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
- Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;
- Biết phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
- Biết sơ cứu người bị điện giật.
c) Đối với bậc 3/5:
- Yêu cầu như đối với bậc 2/5;
- Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;
- Biết cách kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.
d) Đối với bậc 4/5:
- Yêu cầu như đối với bậc 3/5;
- Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;
- Biết lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;
- Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.
đ) Đối với bậc 5/5:
- Yêu cầu như đối với bậc 4/5;
- Biết phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.
Điều 9. Thẻ an toàn điện
1. Cấp thẻ
a) Cấp mới sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra đạt yêu cầu hoặc khi người lao động chuyển đổi công việc.
b) Cấp lại khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ.
c) Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của người lao động.
BIỂN BÁO AN TOÀN ĐIỆN
Điều 14. Phân loại biển báo an toàn điện
1. Biển báo an toàn điện được chia thành biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn, cụ thể theo Bảng sau:
2. Ngoài những biển báo an toàn điện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có thể xây dựng biển báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất công việc.
Điều 15. Đặt biển báo an toàn điện
1. Đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không, phải đặt biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy (Hình 1a hoặc 1b Phụ lục II Thông tư này).
2. Đối với đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các loại đường ống hoặc cáp khác, phải đặt biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo; khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m (Hình 6 Phụ lục II Thông tư này).
3. Đối với trạm điện có tường rào bao quanh, phải đặt biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên cửa hoặc Cổng ra vào trạm (Hình 2 Phụ lục II Thông tư này).
4. Đối với trạm điện treo trên cột, việc đặt biển báo được thực hiện theo quy định đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không.
5. Đối với trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Piliar) phải đặt biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên vỏ trạm về phía dễ nhìn thấy (Hình 3 Phụ lục II Thông tư này).
6. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc phải treo biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” (Hình 4 Phụ lục II Thông tư này).
7. Trên rào chắn phải đặt biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” về phía dễ nhìn thấy (Hình 5 Phụ lục II Thông tư này).
8. Tại nơi làm việc đã được khoanh vùng, nếu cần thiết: Tại khu vực làm việc đặt biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” (Hình 7 Phụ lục II Thông tư này); đầu lối vào khu vực làm việc đạt biển “VÀO HƯỚNG NÀY” (Hình 8 Phụ lục II Thông tư này), “ĐÃ NỐI ĐẤT” (Hình 9 Phụ lục II Thông tư này).
9. Biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” quy định tại Điều 14 Thông tư này có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Cao Quốc Hưng
Download tài liệu để xem nội dung chi tiết.