Bài tham luận xây dựng công đoàn vững mạnh trong nhà trường Tham luận nâng cao chất lượng công tác công đoàn
Bản tham luận xây dựng công đoàn vững mạnh mang đến 3 mẫu tham luận siêu hay, ấn tượng nhất về công tác phát triển xây dựng công đoàn. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng biết cách viết tham luận chỉn chu, hay cho riêng mình.
TOP 3 bài tham luận về công tác xây dựng công đoàn vững mạnh dưới đây nhấn mạnh thực trạng về số lượng và tình hình hoạt động trong công tác Công đoàn của cơ quan, đơn vị. Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là điều mong muốn của tất cả đoàn viên công đoàn. Đòi hỏi mỗi cán bộ Công đoàn cần tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thích hợp nhằm mục đích đem lại hiệu quả và chất lượng cho hoạt động Công đoàn, góp phần đưa chất lượng hoạt động của Công đoàn ngày một đi lên. Vậy sau đây là 3 bài tham luận xây dựng công đoàn trong trường học, mời các bạn tải tại đây Ngoài ra các bạn xem thêm bài tham luận củng cố và phát triển phong trào Đoàn.
Những bài tham luận xây dựng công đoàn vững mạnh hay nhất
Bản tham luận xây dựng công đoàn vững mạnh - Mẫu 1
Kính thưa…………………………
Ngày nay trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của công đoàn ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng CĐCS vững mạnh là một trong những tiền đề quan trọng để củng cố tổ chức Công đoàn, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ chức Công đoàn từ Trung ương đến địa phương lớn mạnh.
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là vấn đề mà tất cả các đơn vị Công đoàn đều hết sức quan tâm. Công đoàn có vững mạnh mới có đủ vị thế để thể hiện chức năng nhiệm vụ cơ bản của mình là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBGV, CNV song xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh ở mỗi đơn vị, mỗi ngành nghề đều có những bước đi khác nhau. Đối với CĐ trường THPT ...................., việc xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh hết sức được chú trọng bởi công đoàn nhà trường là nơi trực tiếp vận động tổ chức CBGVNV thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, của Ngành và các NQ của Đảng và cũng là nơi trực tiếp đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của Đoàn viên và lao động trong nhà trường. Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là điều mong muốn của tất cả đoàn viên công đoàn. Đòi hỏi mỗi cán bộ Công đoàn cần tìm tòi nghiên cứu các biện pháp thích hợp nhằm mục đích đem lại hiệu quả và chất lượng cho hoạt động Công đoàn, góp phần đưa chất lượng hoạt động của Công đoàn ngày một đi lên. Tôi xin đề xuất một số ý kiến về công tác xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đoàn kết, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
Thứ nhất: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động: Công đoàn cần quán triệt và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp. Tổ chức triển khai ở cơ sở cần xây dựng được kế hoạch và nội dung hoạt động từng thời kỳ sát, đúng với chủ trương, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đồng thời phải phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như đặc điểm của Đoàn viên trong đơn vị. Cần lồng ghép với nội dung các phong trào và cuộc vận động của ngành như cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" cuộc vận động " Hai không"... phong trào: “Giỏi việc trường – đảm việc nhà”, phong trào thi đua “Hai tốt”, "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"...
Thứ hai: Việc bồi dưỡng năng lực cho cán bộ làm công tác công đoàn: Tổ chức công đoàn cơ sở phải xây dựng được một bộ máy BCH có năng lực, thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ công đoàn, cũng như tổ chức công đoàn của đơn vị. BCH nên có những đồng chí ngoài năng lực tổ chức các hoạt động công đoàn, năng lực chuyên môn còn có năng khiếu trong văn nghệ, thể dục thể thao... điều đó rất thuận lợi trong tổ chức hoạt động phong trào. Để có đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ, cần tổ chức cho các đồng chí trong BCH tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn do công đoàn cấp trên tổ chức. Đồng thời mỗi cán bộ công đoàn cần nêu cao ý thức học tập kinh nghiệm từ thực tiễn công tác. Qua đó, giúp cho các đồng chí trong BCH vững vàng về nghiệp vụ công tác công đoàn, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ của người cán bộ công đoàn cơ sở.
Thứ ba: Việc xây dựng các quy chế hoạt động. Sau đại hội, BCH công đoàn cần quan tâm xây dựng các quy chế hoạt động và phối hợp hoạt động với nhà trường và với các tổ chức đoàn thể để thực hiện chương trình công tác công đoàn. Cần xác định rõ trách nhiệm cũng như mối quan hệ công tác để từng bộ phận trong nhà trường hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Phối hợp với nhà trường tổ chức tốt Hội nghị Cán bộ công chức hàng năm, phát huy dân chủ trong mọi hoạt của cơ quan, xây dựng các tiêu chí thi đua và vận động cán bộ công chức đăng kí các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể.
Thứ tư: Về thực hiện chế độ sinh hoạt, hội họp. BCH CĐ cơ sở đứng đầu là đồng chí Chủ tịch Công đoàn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt công đoàn theo quy chế. Tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn, phải gắn việc đổi mới nội dung với phương thức hoạt động. Định kì, BCH công đoàn cần đánh giá kết quả phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn, tổng kết công tác thi đua khen thưởng, chọn những việc trọng tâm cần tổ chức triển khai trong từng tháng, từng kỳ hoặc vào dịp các ngày kỉ niệm lịch sử của đất nước, của ngành, của địa phương mình như : Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Chào mừng 8/3, Ngày thành lập tổ chức Công đoàn 28/7...
Thứ năm: Công tác kiểm tra, đánh giá. Cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Đặc biệt, cần phát huy trách nhiệm hoạt động của Uỷ ban kiểm tra công đoàn, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ để phát huy sức mạnh tập thể, năng lực làm chủ của Đoàn viên. Trong các hoạt động của công đoàn và xây dựng đơn vị luôn đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng.
Thứ sáu: Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ viên chức. Tổ chức đầy đủ các đợt sinh hoạt chính trị và phổ biến sâu rộng đến tận đoàn viên Công đoàn các nội dung văn bản pháp luật, quán triệt Nghị quyết của Đảng, Công đoàn các cấp. Tổ chức đời sống văn hóa ở cơ sở: Tổ chức sinh hoạt văn hóa thể thao, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, xây dựng gia đình Nhà giáo văn hóa, góp phần xây dựng Đời sống văn hoá ở tổ dân phố nơi đoàn viên công đoàn cư trú.
BCH công đoàn cần quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục trong nữ CNVCLĐ. Đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho nữ CNVCLĐ về bình đẳng giới, về hôn nhân gia đình, dân số-KHHGĐ…
Trong thực tiễn để xây dựng CĐCS vững mạnh có rất nhiều biện pháp mà mỗi CĐCS đã, đang và sẽ vận dụng, trên đây là một số ý tham luận của cá nhân, rất mong ĐH tiếp tục đóng góp ý kiến để chúng ta tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng CĐ vững mạnh, bảo đảm cho CĐ trường nói riêng, CĐCS ở các trường khác nói chung thực sự là nền tảng của hệ thống tổ chức CĐ, góp phần ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động làm cho CB, GV, CNV ngày càng gắn bó với tổ chức Công đoàn hơn nữa.
Bài tham luận xây dựng công đoàn vững mạnh - Mẫu 2
Kính thưa…………………………
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh là vấn đề mà tất cả các đơn vị Công đoàn đều hết sức quan tâm. Công đoàn có vững mạnh mới có đủ vị thế để thể hiện chức năng nhiệm vụ cơ bản của mình là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBGV, CNV song xây dựng CĐCS vững mạnh ở CĐ mỗi ngành nghề đều có những bước đi khác nhau. Đối với CĐ trường THCS Nậm Mười việc xây dựng các tổ chức công đoàn cơ sở hết sức được chú trọng bởi chúng tôi ý thức rằng: CĐCS ở các nhà trường là nền tảng của tổ chức Công đoàn nơi trực tiếp vận động tổ chức CBGVNV thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, của Ngành và các NQ của Đảng . Đặc biệt là nơi trực tiếp đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của Đoàn viên và lao động.
Qua nghe Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng công tác nhiệm kỳ tới của Đoàn chủ tịch, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau trong công tác xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh.
Trước hết CĐ cần quán triệt và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo theo tinh thần NQ ĐH IX CĐVN, NQ của BCH Tổng LĐLĐ. Bên cạnh đó tổ chức CĐ cơ sở phải xây dựng được một bộ máy BCH có năng lực, thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ công đoàn, cũng như tổ chức CĐ của đơn vị. BCH nên có những đ/c ngoài năng lực tổ chức các hoạt động công đoàn, năng lực chuyên môn còn có năng khiếu trong văn nghệ, thể dục thể thao... điều đó rất thuận lợi trong tổ chức hoạt động phát động phong trào. Bên cạnh đó cần tổ chức cho các đ/c trong BCH tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác CĐ do CĐ cấp trên tổ chức có chất lượng. Đồng thời với các hình thức tổ chức bồi dưỡng trên cần tổ chức học tập tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn công tác để giúp các đồng chí trong BCH luôn luôn vững vàng về nghiệp vụ, phấn khởi, vui vẻ, tự tin và có hiệu quả trong công tác. Mặc dù còn có những khó khăn về vấn đề kinh phí song CĐ nên tham mưu với chuyên môn có động viên thêm cho đội ngũ các đ/c làm công tác công đoàn ít nhất 100.000đ/1 đ/c/năm học.
Vấn đề thứ hai qua thực tiễn hoạt động chúng tôi đã thực hiện và tôi muốn tham luận ở đây trong vấn đề xây dựng tổ chức CĐCS vững mạnh đó là: Bộ máy BCH CĐ cơ sở đứng đầu là đ/c Chủ tịch Công đoàn phải xây được kế hoạch và nội dung hoạt động từng thời kỳ sát, đúng với chủ trương, Nghị quyết của CĐ cấp trên song phải phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như đặc điểm của Đoàn viên trong đơn vị và phải tổ chức sinh hoạt đều đặn theo quy chế đề ra. Với những tháng hoặc học kỳ với những chủ điểm lớn, gắn liền với các đợt thi đua như : Chào mừng ngày NGVN 20/11; chào mừng 8/3, 20/10... cần xây dựng các kế hoạch gắn liền với các phong trào: GVT - ĐVN, phong trào thi đua “ Hai tốt”.. phát huy hoạt động của Ban nữ công. Điều quan trọng nữa trong việc xây dựng kế hoạch đó là phải gắn với việc thực hiện các chỉ thị NQ của Đảng, ngành, đơn vị và CĐ cấp trên. Sau mỗi tháng, kỳ, năm học cần luôn báo cáo đánh giá với cấp uỷ nhà trường và đặc biệt là việc rút kinh nghiệm trong công tác để có điều chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp.
Vấn đề thứ ba đó là việc xây dựng các quy chế hoạt động của CĐ nhà trường. Sau khi ĐH cần quan tâm xây dựng các quy chế hoạt động và phối hợp hoạt động với các chuyên môn nhà trường trong quá trình thực hiện quy chế. Cần lồng ghép với nội dung các phong trào và cuộc vận động của ngành như cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" cuộc vận động " Hai không"... để thúc đẩy phong trào, các hoạt động dạy học trong nhà trường thêm kỷ cương nề nếp và rất phong phú đa dạng.
Vấn đề thứ tư theo tôi là cần phải có hướng dẫn nội dung kế hoạch, chương trình tới tổ CĐ. VD như có hướng dẫn biểu điểm kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá với từng tổ CĐ, chỉ đạo CB và ĐV làm tốt công tác ĐV, xây dựng CĐ bộ phận, tổ CĐ vững mạnh, ĐV hoạt động CĐ xuất sắc.
Vấn đề thứ năm Qua thực tiễn tôi thấy trong tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh thì vấn đề quan trọng nữa đó là: Việc tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm đặc biệt là sự coi trọng hoạt động của Uỷ ban kiểm tra, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ ( tất cả mọi hoạt động đều phải vì ĐV, từ ĐV). Bên cạnh đó cần phải phát huy sức mạnh tập thể, năng lực làm chủ của Đoàn viên, trong các hoạt động của công đoàn và xây dựng đơn vị luôn thực hiện công tác công khai, công bằng.
Kính thưa…………Trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện CNH, HĐH đất nước vấn đề XD CĐCS vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm sống còn của tổ chức Công đoàn các cấp. Trong thực tiễn để xây dựng CĐCS vững mạnh có rất nhiều biện pháp mà mỗi CĐCS đã, đang và sẽ vận dụng, trên đây là một số ý tham luận của cá nhân, rất mong các ĐH tiếp tục đóng góp ý kiến để chúng ta tiếp tục không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng CĐ vững mạnh, bảo đảm cho CĐ trường THCS Nậm Mười nói riêng, CĐCS ở các trường khác nói chung thực sự là nền tảng của hệ thống tổ chức CĐ, góp phần ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động làm cho CB, GV, CNV ngày càng gắn bó với tổ chức CĐ hơn nữa.
Tham luận xây dựng công đoàn vững mạnh trong trường học - Mẫu 3
Kính thưa.....................….
Lời đầu tiên….......................
Tôi xin tham luận về việc phối hợp giữa công đoàn và tổ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ nhà trường
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, không thể có một cá nhân, một tập thể, một cơ quan nào có thể giải quyết công việc một cách độc lập, tách rời mà phải luôn cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin hay nói cách khác ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong công tác. Thông qua phối hợp, các bộ phận và cá nhân trong tổ chuyên môn nói riêng và tập thể nhà trường nói chung được trao đổi hoạt động và thông tin với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của tập thể và cá nhân, từ đó hiệu quả công việc được nâng cao.
Để phát huy vai trò của Công đoàn cũng như để làm tốt hơn nữa trong hoạt động phối hợp giữa Công đoàn và tổ chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, theo tôi:
+ BCH Công đoàn cần xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của từng tổ, từng cá nhân, trong hoạt động cần phân công trách nhiệm rõ ràng, coi trọng dân chủ, tôn trọng tiếp thu ý kiến đoàn viên; đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên.
+ Trong những buổi họp ban chấp hành công đoàn cần tạo không khí cởi mở, thẳng thắn, trung thực, công khai; xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đở nhau, tránh các biểu hiện bất hòa trong nội bộ Công đoàn.
+ Trong công tác thi đua luôn coi trọng chất lượng và hiệu quả công việc, thúc đẩy công tác chuyên môn, không đánh giá cảm tính mang bệnh thành tích, cần Tham mưu với Nhà trường khen thưởng thỏa đáng, phát hiện động viên kịp thời những điển hình gương người tốt việc tốt, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm.
+ BCH công đoàn cần linh hoạt trong cách giải quyết, tham mưu; không rập khuôn, máy móc và phải có sự phối hợp giữa mọi thành viên trong ban với nhau, phối hợp chỉ đạo tới các tổ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ tốt nhất.
+ Với cá nhân công đoàn viên: Nên lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp trước khi khéo léo bày tỏ sự đồng tình hay phản bác, nêu ý kiến một cách xây dựng để tập thể ngày càng đoàn kết, có sự liên kết, hỗ trợ nhau chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường. Nêu cao tinh thần hợp tác; thường xuyên chia sẻ những đề nghị, ý kiến, thông tin của mình với mọi người trong tổ, trong trường để mọi người có dịp gần gũi và hiểu về cách làm việc của nhau.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân tôi trong việc phối hợp giữa tổ chuyên môn và tổ chức công đoàn để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của nhà trường. Xin Đại hội đóng góp ý kiến để bản tham luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn quí vị đã lắng nghe.
Bài tham luận xây dựng công đoàn vững mạnh trong nhà trường