Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 8 (Chương trình mới) Ôn thi HSG môn KHTN 8 (Dùng cho 3 bộ sách)

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 8 - Chương trình mới là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn học sinh chuẩn bị thi học sinh giỏi.

Tài liệu bồi dưỡng HSG Sinh học 8 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết, sơ đồ tư duy và các dạng bài tập theo từng bài học có đáp án kèm theo. Các dạng bài tập ôn thi học sinh giỏi Sinh học lớp 8 giúp các em học sinh được tiếp xúc, rèn luyện với những bài tập hay, từ cơ bản và nâng cao trong các kỳ thi ở trường và thi học sinh giỏi cấp quận, huyện. Vậy sau đây là tài liệu bồi dưỡng HSG Sinh học 8 chương trình mới, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm tài liệu bồi dưỡng HSG GDCD 8.

Tài liệu bồi dưỡng HSG Sinh học 8 (Có đáp án)

I. NỘI DUNG

STT

Nội dung

1

- Cấu tạo, chức năng hệ vận động

2

- Sự co cơ, khả năng chịu tải của xương

- Một số bệnh liên quan đến hệ vận động

3

- Cấu tạo, chức năng các cơ quan tiêu hóa

- Bệnh liên quan đường tiêu hóa

4

- Bài tập trao đổi chất và chuyển hóa

5

- Khái niệm về miễn dịch, vai trò của vaccine trong phòng chống dịch

- Các nhóm máu và cách truyền máu ở người, bệnh về tim, máu

6

- Bài tập hệ tuần hoàn

7

- Cấu tạo thành phần hô hấp phù hợp với chức năng

- Các bệnh về đường hô hấp

8

- Bài tập hệ hô hấp

9

- Bài tập hệ hô hấp

10

- Cấu tạo chức năng của hệ bài tiết nước tiểu.

- Một số bệnh về hệ bài tiết.

11

- Hệ thần kinh và giác quan ở người

12

- Cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh

13

- Một số bệnh tật về thần kinh và giác quan

14

Một số bệnh liên quan tới hệ bài tiết và cách phòng tránh

15

- Một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ, làm đẹp da

16

-Thụ tinh, thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp phòng tránh thai

17

- Các nhân tố sinh thái

18

- Khái niệm về quần thể, các đặc trưng của quần thể sinh vật

19

- Khái niệm về quần xã sinh vật, các đặc trưng của quần xã

20

- Hệ sinh thái, khái niệm chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã.

HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI.

Câu 1. Cấu tạo, chức năng của hệ vận động:

1. Cấu tạo: hệ vận động bao gồm bộ xương và hệ cơ

a. Bộ xương:

– Bộ xương người trưởng thành bình thường có khoảng 206 xương, liên kết với nhau bởi các khớp để tạo thành bộ khung của cơ thể.

– Bộ xương người có thể chia làm 3 phần (hình 2.1):

* Phần xương đầu: Gồm 23 xương

+ Sọ não: 8 xương.

+ Sọ mặt: 15 xương.&nbsp

* Phần xương thân: có 59 xương.

+ Cột sống: 32- 34 đốt.

+ Xương sườn 24 xương (12 đôi, 10 đôi sườn thật, 2 đôi sườn cụt)

+ Xương ức: 1 xương.

* Phần xương chi: 124 xương

+ Bȧ vai: 2 xương.

+ Xương đòn: 2 xương.

+ Xương chậu: 2 xương.

+ Xương tay: 58 xương (mỗi tay 29 xương).

+ Xương chân: 60 xương (mỗi chân 30 xương, nhiều hơn tay 1 xương bánh chè).

– Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, người ta phân thành 3 loại xương:

+ Xương ngắn: ví dụ xương đốt sống …

+Xương dẹt: xương đai vai…

+ Xương dài: xương đùi, xương cánh tay…

- Căn cứ vào khả năng hoạt động, người ta phân thành 3 loại khớp:

+ Khớp động.

+ Khớp bán động.

+ Khớp bất động.

b Hệ cơ:

- Hệ cơ ở người có khoảng 600, tùy vị trí, chức năng cơ có hình dạng khác nhau, bao gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim; điển làcơ vân (bắp cơ) có dạng hình thoi.

- Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân

- Các cơ chính trong cơ thể:

+ Cơ đầu: cơ trán, cơ má, cơ môi, cơ lưỡi..

+ Cơ thân: cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng..

+ Cơ tay: Cơ dellta, cơ cánh tay, cơ bàn tay, cơ ngón tay..

+ Cơ chân: cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân…

2. Chức năng của hệ vận động

– Bộ xương tạo khung nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể có hình dáng nhất định

– Bộ xương tạo khoang chứa và bảo vệ các nội quan.

- Bộ xương cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động, di chuyển và lao động.

Câu 2. Nêu đặc điểm cấu tạo của bộ xươngphù hợp với chức năng nâng đỡ, bảo vệ và vận động.

* Cấu tạo phù hợp với chức năng vận động, bảo vệ:

- Bộ xương khoảng 206 chiếc gắn với nhau nhờ các khớp , có 3 loại khớp :

+ Khớp bất động: gắn chặt các xương với nhau giúp bảo vệ nâng đỡ . VD khớp xương sọ, mặt, đai hông.

+ Khớp bán động khả năng hoạt động hạn chế để bảo vệ các cơ quan như tim, phổi …VD khớp ở cột sống, lồng ngực …

+ Khớp động: khả năng hoạt động linh hoạt dễ dàng, chiếm phần lớn trong cơ thể -giúp cho cơ thể vận động dễ dàng .VD khớp cánh tay, khớp cổ tay…

+ Tạo thành các khoang xương bảo vệ các nội quan: họp sọ bảo vệ não, lồng ngực bảo vệ tim phổi, cột sống bảo vệ tủy

* Tính vững chắc đảm bảo chức năng nâng đỡ:

- TP hóa học của xương: gồm chất vô cơ và hữu cơ. Chất vô cơ giúp xương cứng rắn chống đỡ được sức nặng của cơ thể và trọng lượng mang vác. Chất hữu cơ làm cho xương có tính đàn hồi chống lại các lực tác động, làm cho xương không bị giòn, bị gãy

- Đặc điểm về cấu trúc của xương:

– Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.

– Xương gồm mô xương xốp và xương cứng:

+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.

+ Mô xương cứng gồm các tế bào xương xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu là lực của xương.

........

Tải file tài liệu để xem thêm Tài liệu bồi dưỡng HSG Sinh học 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Hồng Linh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm