Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai
Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT giúp các bạn tham khảo, học hỏi thêm nhiều kiến thức về An toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ, cùng kỹ năng giải quyết các tình huống giao thông.
Bộ tài liệu gồm 6 bài học, còn giúp bổ trợ kiến thức, để tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo thêm Đáp án Cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai cho Học sinh THPT. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT
BÀI 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY TẮC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Mục tiêu
Sau bài học này, học sinh:
- Biết được tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc của Luật Giao thông đường bộ.
- Chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ, tuyên truyền và vận động mọi người
cùng thực hiện tốt các quy tắc giao thông đường bộ.
- Phê phán những hành vi vi phạm, đồng tình và ủng hộ việc chấp hành tốt quy tắc giao thông đường bộ.
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy;
- Kể một số quy tắc về an toàn giao thông đường bộ mà em biết?
- Nêu hậu quả của việc không tuân thủ những quy tắc giao thông đó.
B. Nội dung bài học
1. Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay
a. Quan sát các hình ảnh sau đây và cho biết:
- Em hãy nhận xét về tình hình tham gia giao thông đường bộ phổ biến ở nước ta hiện nay.
- Tình hình trật tự an toàn giao thông như vậy sẽ dẫn đến hậu quả gì?
b. Quan sát các biểu đồ sau và cho biết:
- Thực trạng về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta.
- Nhận xét tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta nói chung và đối tượng học sinh nói riêng.
- Tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ rất phức tạp với nhiều vấn đề nghiêm trọng:
- Tai nạn giao thông với số người chết, bị thương ở mức cao.
- Ùn tắc giao thông nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
- Các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn ra ở mọi đối tượng. Tỷ lệ tai nạn giao thông có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn ở mức rất cao, đặc biệt so với các quốc gia thuộc khu vực Châu Á, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh tại Việt Nam cao hơn 2,73 lần so với Nhật Bản, 1,84 lần so Hàn Quốc và 1,25 lần so với Campuchia. Trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông.
- Phần lớn học sinh còn vi phạm những quy định cơ bản khi tham gia giao thông: 80-90% học sinh đi xe đạp/máy điện không lắp gương chiếu hậu, 33% học sinh chưa nắm được nguyên tắc đi bộ an toàn, 27% học sinh thiếu hiểu biết về cách điều khiển phương tiện giao thông đúng an toàn.
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông:
+ Phương tiện & cơ sở hạ tầng: Gần 30%
+ Con người: Hơn 70%
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ học sinh gây ra tai nạn giao thông.
+ Thiếu kiến thức, kĩ năng, ý thức khi tham gia giao thông.
+ Thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ và không nghiêm chỉnh chấp hành các quy tắc An toàn giao thông đường bộ.
2. Các quy tắc giao thông đường bộ cơ bản
Tìm hiểu một số quy tắc Giao thông đường bộ.
a. Quy tắc chung:
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
(Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
b. Người đi bộ:
- Phải đi trên hè phố; trường hợp đường không có hè phố thì phải đi sát mép đường;
- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn;
- Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, người đi bộ phải chú ý quan sát nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông đang đi trên đường, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn;
- Không được: vượt qua dải phân cách, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
(Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
c. Người điều khiển, người ngồi xe đạp, xe đạp điện:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, phải đi trên làn đường bên phải trong cùng.
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Không được:
- Đi xe dàn hàng ngang, đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ biết bị trợ thính).
- Kéo, đẩy xe khác, chở vật cồng kềnh, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
(Theo Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008)
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Tài liệu An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT