Viết văn bản nghị luận về Sự cấp thiết của việc giải oan qua truyện thơ Quan Âm Thị Kính Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
Văn mẫu lớp 11: Viết văn bản nghị luận về Sự cấp thiết của việc giải oan qua truyện thơ Quan Âm Thị Kính mang đến bài văn mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận ngày một hay hơn.
Nghị luận về sự cấp thiết của việc giải oan qua truyện thơ Quan Âm Thị Kính siêu hay dưới đây sẽ giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo và có sự chuẩn bị tốt hơn khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học.
Sự cấp thiết của việc giải oan qua truyện thơ Quan Âm Thị Kính
Trong những tác phẩm chèo cổ, thì vở “Quan âm Thị Kính” có sức sống khá lớn trong lòng người xem, bởi những nhân vật trong tác phẩm có tính cách vô cùng độc đáo. Trong đó, nhân vật Thị Kính khiến cho người xem cảm thấy xót xa, ám ảnh bởi những nỗi oan quá lớn mà người phụ nữ này phải gánh chịu trong cuộc sống của mình.
Văn bản kể về sự oan ức của Tiểu Kính Tâm khi cô là người phụ nữ yêu chồng, hiếu thuận với gia đình chồng nhưng lại bị nghi oan là có âm mưu giết hại chồng, khiến cô đau đớn như muốn chết đi.
Thị Kính là người phúc hậu, đoan trang. Cô hết sức chăm sóc cho gia đình chồng, một lòng chung thủy trước sau như một làm tròn bổn phận của người vợ, người dâu hiền trong gia đình quán xuyến công việc.
Nhưng rồi một hôm khi chồng đang ngủ say, Thị Kinh thì ngồi thêu thùa đan áo cho chồng, nàng ngồi ngắm khuôn mặt chồng mình và giật mình có một sợi râu mọc ngược trông không mấy thẩm mỹ.
Quan âm Thị Kính kể về việc Thị Kính bị đổ oan giết chồng, rồi bị nhục mạ, xúc phạm và đuổi về nhà mẹ đẻ trong nỗi đớn đau tủi nhục, có oan khuất mà kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không nghe. Trước hết nói về nhân vật Thị Kính, nhân vật chính của tác phẩm, trước hết chưa nói đến ngoại hình thế nhưng ta đã thấy hiện lên Thị Kính là một người phụ nữ tỉ mỉ, săn sóc và hết mực yêu thương chồng con. Sự tỉ mỉ ta có thể thấy ở việc nàng cẩn thận ngắm dung nhan chồng, rồi chợt phát hiện ra một sợi râu nhỏ mọc ngược, lòng săn sóc, yêu thương chồng là ở cách Thị Kính suy nghĩ cầm quạt quạt cho chồng an giấc, lại cẩn thận suy nghĩ đến thể diện của chồng với chiếc râu mọc ngược (vốn cái gì ngược ngạo cũng dễ cản trở cuộc sống). Và đặc biệt tình yêu thương ấy được thể hiện rất rõ nét trong câu hát của nàng rằng "Dạ thương chồng lòng thiếp sao an".
Tuy nhiên tình yêu, sự một lòng ấy của nàng lại trở thành tai vạ, đôi lúc thiết nghĩ Thị Kính vì quá thương chồng thành ra nghĩ chẳng chu toàn, lại mất đi cái cẩn thận. Phải chăng nàng đợi chồng dậy rồi nói về chiếc râu, rồi với cắt thì có lẽ tình cảm vợ chồng lại càng trở nên khăng khít chứ chẳng đến nỗi. u cũng phải nói rằng sự chịu đựng, hy sinh âm thầm của người phụ nữ xưa đôi lúc đã trở thành cái cớ khiến họ khổ sở cả một đời. Đến khi bị vu tội giết chồng, thì Thị Kính lại tỏ rõ là một người phụ nữ yếu đuối, tội nghiệp, nàng cũng từng nhiều lần mở miệng thanh minh với cha mẹ chồng và với chồng, thế nhưng đáng thương cho kiếp đàn bà, lại còn là kiếp nghèo khó thế nên người ta cứ mặc nhiên là nàng âm mưu giết chồng vì trót có lang chạ với ai.
Như vậy, ngay trong trích đoạn này ta đã thấy được thông qua lời buộc tội của Sùng bà, thì Thị Kính đã phải gánh trên lưng hai nỗi oan khuất, thứ nhất là giết chồng, thứ hai ấy là tội bất trung, bất trinh, lén lút tư tình với kẻ khác. Mà đối với người phụ nữ ngày xưa, vướng phải hai tội ấy thì coi như thanh danh cả đời đem bỏ, phải chịu bị người đời phỉ nhổ, cuộc đời về sau coi như hết. Đến cao trào của phần Nỗi oan hại chồng ấy là cảnh Sùng ông gọi Mãng ông đến, nói kháy và đuổi trả Thị Kính về nhà mẹ đẻ. Lúc này đây Thị Kính đứng trước viễn cảnh vô cùng đớn đau, bị nhà chồng ruồng bỏ lại phải gánh trên lưng hai nỗi oan khó lòng hóa giải, khiến nàng vô cùng đau khổ. Trước là đau xót nối duyên vợ chồng mới bén chưa lâu đã đứt gánh giữa đường, sau là nhìn đến tương lai cuộc đời nếu có trở về nhà thì cũng phải gánh điều tiếng xấu xa cả đời. Thị Kính với tấm lòng hiếu thảo, thương xót cha mẹ, không muốn để cha mẹ trở thành nơi cho người ta bàn ra tán vào, tuổi già lại còn phải chịu uất ức, một phần là nàng muốn lánh đi để quên hết sự đời.
Một bên là những kỉ niệm hạnh phúc của tình vợ chồng, một bên là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vỡ, chia lìa. Lời thoại gợi lên rất rõ hình ảnh một người con gái bị hàm oan đang vô cùng đau khổ và bơ vơ trước cuộc đời vô định. Thị Kính đột ngột bị đẩy vào tình thế éo le: Biết đi đâu ? Về đâu bây giờ? Đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến tránh sao khỏi cảnh Lênh đênh chiếc bách giữa dòng?
Trong nỗi đau tình vợ chồng chia cắt, nỗi nhục khi phẩm giá bị chà đạp, sự ê chề khi khong bảo vệ được người cha già bị gia đình chồng sỉ nhục, Thị Kính vẫn giữ bản chất chân thật, hiền lành, giữ phép tắc luân lí của đạo dâu con. Người đọc càng xót thương, Thị Kính bao nhiêu thì càng căm ghét sự bất nhân bất nghĩa của gia đình Sùng bà bấy nhiêu.
Kết thúc đoạn trích nỗi oan hại chồng là cảnh Thị kính cúi lạy cha rồi nói lên nguyện vọng của mình là sẽ giả trai để bước vào cửa phật tu hành. Con đường giải thoát của Thị Kính có hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là Thị kính xác định phải sống ở đời, mới mong tỏ rõ là người đoan chính. Mặt tiêu cực là nàng cho rằng mình khỏ do số kiếp đã định, do phận hẩm duyên ôi, nên tìm vào cửa Phật để lánh đời. Thái độ của Thị Kính thiếu cái khỏe khoắn, lạc quan, dũng cảm của những người vợ nghèo trong ca dao. Nàng không dám đứng lên chống lại những oan trái bất công, chưa đủ bản lĩnh vượt qua hoàn cảnh nghiệt ngã, trái lại đã cam chịu bằng sự nhẫn nhục đáng thương. Phản ứng của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở lời trách móc số phận và ước muốn lòng dạ ngay thẳng của mình được nhật nguyệt sáng soi.
Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống, thể hiện chân thực cuộc sống bi thảm, bế tắc của nhiều số phận, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ nghèo trong xã hội phong kiến xưa kia.