Sinh học 10 Bài 19: Quá trình phân bào Giải Sinh 10 trang 90 sách Chân trời sáng tạo
Giải bài tập Sinh 10 Bài 19: Quá trình phân bào sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 90 đến 95.
Giải Sinh 10 Bài 19 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Nội dung chi tiết bài Soạn Sinh 10 Bài 19, mời các bạn tải tại đây.
Giải Sinh 10 Bài 19: Quá trình phân bào
Lý thuyết Quá trình phân bào
1. Quá trình nguyên phân
- Khái niệm: Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu.
- Đặc điểm:
+ Trong nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào.
+ Trước khi diễn ra nguyên phân, tế bào trải qua giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian). Kì trung gian ở các loại tế bào khác nhau thường không giống nhau, thường kéo dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì. Trong kì trung gian, các nhiễm sắc thể nhân đôi tại thành nhiễm sắc thể kép.
- Diễn biến: Nguyên phân gồm 2 quá trình là quá trình phân chia nhân và quá trình phân chia tế bào chất.
2 Quá trình giảm phân
- Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trải qua hai lần phân bào liên tiếp gọi là giảm phân I và giảm phân II, nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần vào kì trung gian trước khi giảm phân.
Giải bài tập Sinh 10 Bài 19 trang 95
Bài 1
Tại sao quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa?
Lời giải
Quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa là do nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần nhưng lại có hai lần phân bào.
Bài 2
Hãy thiết kế một mô hình thể hiện các kì của quá trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân bằng các vật liệu, dụng cụ gợi ý sau: len (ít nhất ba màu, để thể hiện hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng và thoi phân bào), keo dán, giấy roki, bút lông,… Trình bày mô hình đã thiết kế được.
Lời giải
Học sinh trình bày mô hình đã thiết kế theo các nội dung sau:
- Nguyên vật liệu (nêu rõ vật liệu nào mô tả cho thành phần nào của tế bào).
- Các bước thực hiện.
- Nội dung mô hình.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật
100+ -
Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực
1.000+ -
Sinh học 10: Ôn tập chương 2
100+ -
Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp
10.000+ 2 -
Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
5.000+ -
Sinh học 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học
5.000+ -
Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học
1.000+ -
Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
100+ -
So sánh ADN và ARN về cấu tạo, cấu trúc và chức năng
10.000+ -
Sinh học 10 Bài 10: Thực hành Quan sát tế bào
1.000+