Quyết định 745/QĐ-LĐTBXH Chương trình hành động của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015

Quyết định 745/QĐ-LĐTBXH năm 2012 về chương trình hành động của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

BỘ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------------------
Số: 745/QĐ-LĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 - 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 5 NĂM 2011 - 2015

----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết của Quốc hội khóa XII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/04/2012 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2012 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình hành động của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Thường trực Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư,
Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ban chỉ đạo các vùng
(để phối hợp chỉ đạo thực hiện);
- UBTWMTTQ Việt Nam, các tổ chức Chính trị - Xã hội
(để phối hợp chỉ đạo thực hiện);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(để phối hợp chỉ đạo thực hiện);
- Lưu: VP, KHTC.

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Phạm Thị Hải Chuyền

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 - 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 5 NĂM 2011 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 745/QĐ-LĐTBXH ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Với mục tiêu cùng cả nước thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 đã được Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua: "phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được tiếp tục nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau".

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 24/04/2012 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình hành động của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 với những nội dung chính như sau:

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Chương trình hành động bao gồm các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu được xác định có tính hệ thống, tổng hợp mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.

2. Chương trình hành động thể hiện các nội dung cần thể chế hóa về lao động, người có công và xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển, vừa phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

3. Chương trình hành động là căn cứ để các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng chương trình hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức triển khai để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về lao động, người có công và xã hội góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015.

II- NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về lao động, người có công và xã hội, tạo lập khuôn khổ pháp lý về lao động, người có công và xã hội đáp ứng được yêu cầu phát triển, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế

1.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính đồng bộ và kịp thời trong việc ban hành văn bản; giải quyết tình trạng Luật, chính sách ban hành đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện:

- Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các Bộ luật hoặc Luật, Pháp lệnh; trong 5 năm 2011 - 2015 tập trung nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội 7 dự án Luật: sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng mới các Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Tiền lương tối thiểu; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng theo chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII. Xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố nghiên cứu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo thực hiện pháp luật về lao động, người có công và xã hội trên địa bàn; các cơ chế, chính sách đặc thù; các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, dự án, đề án …; xây dựng mô hình, cách làm phù hợp của địa phương để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

1.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, người có công và xã hội bằng nhiều hình thức đến người dân, doanh nghiệp:

- Vụ Pháp chế chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động, người có công và xã hội 2011 - 2015.

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc lĩnh vực, địa phương quản lý; lồng ghép với các chương trình, dự án, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện theo các hình thức phù hợp; phát huy năng lực của Báo Lao động - Xã hội, Tạp chí Lao động - Xã hội, Tạp chí Gia đình và trẻ em, Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông để thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật các lĩnh vực của ngành.

1.3. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; nâng cao chất lượng công tác dự báo, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn trên các lĩnh vực của ngành.

2. Phát triển thị trường lao động, tạo việc làm cho người lao động

2.1. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư mở mang ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm; chú trọng vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, các ngành dịch vụ, làng nghề sử dụng nhiều lao động đặc biệt ở các vùng mới đô thị hóa:

- Các tỉnh, thành phố thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm đẩy nhanh, nâng cao chất lượng dạy nghề, nhất là trình độ cao đẳng, trung cấp nghề; mở rộng giao dịch và thông tin thị trường lao động … thu hút lao động tại địa phương và lao động từ địa phương khác đến làm việc.

- Các tỉnh khác đẩy mạnh công tác dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc để cung ứng lao động cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và phục vụ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại địa phương.

2.2. Phát triển đồng bộ thị trường lao động; nâng cao chất lượng dự báo và thông tin thị trường lao động; quản lý, tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc giám sát và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động.

2.3. Quy hoạch, đầu tư nâng cao năng lực hoạt động hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển các cơ sở giao dịch, phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động, trước hết là hình thức giao dịch về việc làm chính thống trên thị trường lao động; đưa vào hoạt động 4 trung tâm giới thiệu việc làm quy mô lớn, hiện đại cho 4 khu vực kinh tế trọng điểm.

2.4. Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, mở rộng thị phần ở những thị trường hiện có và phát triển thị trường mới, nhất là thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động. Sắp xếp, đổi mới phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sự nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.

2.5. Đổi mới căn bản công tác tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài; đầu tư xây dựng một số cơ sở chuyên đào tạo đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng các cơ sở dạy nghề để dạy nghề cho lao động xuất khẩu.

2.6. Tăng cường quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

2.7. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động; dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; dự án truyền thông, nâng cao năng lực và giám sát đánh giá thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm - Dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015; Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Vũ Thị Chang
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm