Quyết định 1696-QĐ/BTCTW Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng
Ban Tổ chức Trung ương ban hành Quyết định 1696-QĐ/BTCTW về Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội. Theo đó, quy định nguyên tắc xét thăng hạng như sau:
- Việc xét thăng hạng phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thể hiện tính công bằng, khách quan, công tâm đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ chuyên viên, lưu trữ viên, thư viện viên trong hệ thống cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn mới.
- Viên chức dự xét thăng hạng phải đạt đủ số điểm chuẩntheo quy định tại Quy chế này hoặc điểm chuẩn và điểm quy đổi theo đặc thù.
- Viên chức dự xét thăng hạng và được thăng hạng khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu vị trí, chức danh dự xét
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 1696-QĐ/BTCTW | Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT THĂNG HẠNG VIÊN CHỨC TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
- Căn cứ Quyết định số 79-QĐ/TW ngày 10-4-2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương;
- Căn cứ Luật Viên chức 2010; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-42012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức;
- Xét đề nghị của Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách cán bộ,
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 03 (ba) Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.
Điều 2. Căn cứ quy định tại Quy chế này, cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương, hằng năm tổ chức xét thăng hạng viên chức các hạng và báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Trung ương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng; Trưởng cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | K/T TRƯỞNG BAN |
QUY CHẾ
XÉT THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN VIÊN, LƯU TRỮ VIÊN, THƯ VIỆN VIÊN TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẢNG, MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1696-QĐ/BTCTW ngày 29-5-2017 của Ban Tổ chức Trung ương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng dự xét thăng hạng
1. Phạm vi
Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương.
2. Đối tượng dự xét thăng hạng
a) Chức danh Chuyên viên chính
Viên chức hiện giữ chức danh chuyên viên (mã ngạch 01.003) đang công tác tại Điểm 1 Điều này, có đủ các điều kiện dự xét thăng hạng theo quy định.
b) Chức danh Chuyên viên cao cấp
Viên chức hiện giữ chức danh chuyên viên chính (mã ngạch 01.002) công tác trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; đối với chuyên viên chính công tác ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu có đủ điều kiện và vị trí việc làm của chức danh chuyên viên cao cấp.
c) Chức danh Lưu trữ viên chính (hạng II)
Viên chức hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên (hạng III) đang làm công tác lưu trữ trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp tỉnh.
d) Chức danh Thư viện viên (hạng II)
Viên chức hiện giữ chức danh thư viện viên (hạng III) đang công tác tại các thư viện trực thuộc cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp tỉnh.
Điều 2. Nguyên tắc xét thăng hạng.
1. Việc xét thăng hạng phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, thể hiện tính công bằng, khách quan, công tâm đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ chuyên viên, lưu trữ viên, thư viện viên trong hệ thống cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn mới.
2. Viên chức dự xét thăng hạng phải đạt đủ số điểm chuẩn theo quy định tại Quy chế này hoặc điểm chuẩn và điểm quy đổi theo đặc thù.
3. Viên chức dự xét thăng hạng và được thăng hạng khi cơ quan, đơn vị có nhu cầu vị trí, chức danh dự xét.
Điều 3. Cách tính điểm.
1. Trên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh trong hướng dẫn dự xét thăng hạng được tính ra điểm chuẩn của từng tiêu chí (có quy định tại phụ lục kèm theo).
2. Tổng điểm chuẩn của các tiêu chí là: 100 điểm.
3. Viên chức đạt một số tiêu chuẩn khác sẽ được tính điểm cộng, tổng điểm cộng là: 50 điểm.
Điều 4. Xác định viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng
1. Viên chức đạt tiêu chuẩn xét thăng hạng là người được Hội đồng xét thăng hạng xác định có tổng điểm chuẩn đạt 100 điểm và có tổng điểm cộng cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ).
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng, thì xác định người được xét theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
- Thương binh;
- Người hưởng chính sách như thương binh;
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh;
- Con của người hưởng chính sách như thương binh;
- Người dân tộc ít người;
- Đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi, đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
- Người dự xét thăng hạng là nữ;
- Người có tuổi đời cao hơn và quá trình công tác lâu năm hơn.
3. Trường hợp vẫn không xác định được viên chức thăng hạng theo thứ tự ưu tiên trên đây thì Hội đồng xét thăng hạng có trách nhiệm tham mưu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương xem xét quyết định bổ nhiệm viên chức nào được thăng hạng (viên chức từ hạng II trở xuống) và gửi danh sách viên chức hạng I được lựa chọn về Ban Tổ chức Trung ương để bổ nhiệm theo thẩm quyền.
Chương II
QUY TRÌNH XÉT THĂNG HẠNG
Điều 5. Thời gian tiến hành xét thăng hạng viên chức.
Căn cứ Quy chế này, hàng năm (vào quý I)(1) cơ quan, đơn vị, địa phương được phân cấp thông báo kế hoạch xét thăng hạng viên chức đến từng viên chức thuộc phạm vi quản lý. Trên cơ sở kế hoạch xét thăng hạng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thành lập Hội đồng xét thăng hạng theo quy định tại Điều 6 dưới đây và tiến hành xét hồ sơ của viên chức thuộc phạm vi quản lý. Kết quả đạt được (theo nguyên tắc đa số) Hội đồng có trách nhiệm báo cáo về lãnh đạo cơ quan, đơn vị để xem xét bổ nhiệm chức danh theo phân cấp hoặc gửi về Hội đồng xét thăng hạng Trung ương theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
Điều 6. Hội đồng xét thăng hạng(2).
Theo quy định, thành viên Hội đồng là những người đại diện của cơ quan, đơn vị (hoặc các cơ quan) có phẩm chất và trình độ chuyên môn tiến hành thành lập Hội đồng như sau:
1. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là lãnh đạo Vụ (lãnh đạo Ban) tổ chức.
2. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.
3. Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có người đứng đầu Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.
4. Hội đồng có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
5. Hội đồng chỉ xem xét đối với viên chức (chuyên viên, lưu trữ viên, thư viện viên) được Hội đồng sơ tuyển (Hội đồng cơ sở) đề nghị.
Điều 7. Các bộ phận giúp việc Hội đồng.
Giúp việc Hội đồng có các bộ phận được áp dụng theo Điều 12,13 Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ, trong đó Ban Chấm thi viết thay bằng Ban Chấm điểm qua hồ sơ của từng viên chức dự xét thăng hạng.
1. Tiêu chuẩn thành viên Ban Chấm điểm
a) Thành viên Ban Chấm điểm là những người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có uy tín trong đội ngũ viên chức của cơ quan, đơn vị và của Ngành, lĩnh vực (tùy theo cấp độ Hội đồng).
b) Ban Chấm điểm hạng nào thì Thành viên phải là công chức, viên chức hạng đó trở lên (Ví dụ: Ban Chấm điểm Viên chức hạng II, thì thành viên Ban Chấm điểm phải là hạng II trở lên). Trường hợp thành viên Ban Chấm điểm trong cơ quan, đơn vị không đủ theo yêu cầu, Hội đồng xét thăng hạng báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét mời thêm thành viên Ban Chấm điểm bên ngoài cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu theo quy định, số lượng cụ thể do Hội đồng xem xét trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
2. Quyền hạn, trách nhiệm Ban Chấm điểm
a) Ban Chấm điểm có trách nhiệm căn cứ quy định về điểm chuẩn, điểm cộng của Quy chế này, đối chiếu với từng hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng để chấm điểm. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
b) Ban Chấm điểm có trách nhiệm tổng hợp điểm của từng viên chức từ cao xuống thấp theo danh sách cơ quan, đơn vị và gửi báo cáo về Hội đồng xét thăng hạng xem xét quyết định.
c) Trường hợp Hội đồng xét thăng hạng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương hoặc địa phương có tính đặc thù muốn quy đổi “điểm chuẩn” sang 1 (một) số “điểm cộng” phải có văn bản thỏa thuận với Ban Tổ chức Trung ương trước khi tổ chức xét thăng hạng.
d) Ban Chấm điểm tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.