Quy định về luật sử dụng Flycam ở Việt Nam
Trước khi tổ chức bay Flycam, các cá nhân cũng như tổ chức phải làm hồ sơ xin cấp phép bay gửi lên Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu. Đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về an toàn bay.
Dưới đây là 5 quy định về luật sử dụng Flycam tại Việt Nam mà người dùng cần tìm hiểu thật kỹ:
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi sử dụng Flycam
- Cần làm thủ tục xin phép bay trước khi tổ chức các hoạt động bay.
- Cần dự báo, thông báo bay trước ngày bay theo quy định.
- Nắm vững các quy định về tổ chức bay, thực hiện điều khiển Flycam trong vùng trời Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định, giới hạn trong giấy phép.
- Chấp hành các hiệu lệnh đình chỉ bay.
- Báo cáo kết quả bay về cơ quan quản lý điều hành bay và giám sát các hoạt động bay.
- Chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật.
Phải xin phép trước khi sử dụng Flycam
Hồ sơ xin cấp phép Flycam
Tất cả các chuyến bay Flycam đều phải được xin phép, chỉ khi được cấp phép mới tiến hành tổ chức bay. Theo Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép sử dụng Flycam gồm có:
- Đơn xin cấp phép bay Flycam bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu.
- Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép Flycam thực hiện cất cánh, hạ cánh tại các khu vực được phép, trên mặt đất, mặt nước.
- Các giấy tờ tài liệu khác liên quan đến Flycam.
- Các tài liệu kỹ thuật gồm: Ảnh chụp, thông số kỹ thuật, bản thuyết minh tính năng, kỹ thuật của Flycam.
Nơi nộp hồ sơ cấp phép Flycam
- Nơi tiếp nhận xử lý hồ sơ: Cục tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu.
- Thời gian xử lý hồ sơ: Chậm nhất là 7 ngày.
Nội dung giấy phép Flycam
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc cá nhân, tổ chức được cấp phép.
- Đặc điểm nhận dạng flycam. Bao gồm phụ lục ảnh chụp, thông số kỹ thuật, thuyết minh tính năng kỹ thuật.
- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
- Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
- Quy định về thông báo hiệp đồng bay, chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
- Các giới hạn, quy định, an ninh quốc phòng khác.
Những khu vực cấm sử dụng Flycam
- Khu vực có căn cứ quân sự, có các cơ sở thuộc quốc phòng, các địa phận diễn tập hoặc các hoạt động quân sự.
- Khu vực ga xe lửa, 16 sân bay trên cả nước, hải cảng, các công trình thủy lợi lớn. Các khu vực cầu dành cho xe lửa và xe cơ giới.
- Khu vực biên giới quốc gia.
- Các khu vực có cơ quan chính phủ như Lăng Chủ Tịch, Dinh độc lập, Quảng trường…
- Các viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nhà máy điện, máy điện hạt nhân, nhà máy nước, trạm phát điện, trạm biến thế, trạm phát sóng, trạm điện tín, đài vô tuyến điện, đài phát thanh.
- Các khu vực đô thị có nhiều tòa nhà cao tầng.
- Các khu vực bay mà trong vòng bán kính bay có thể có rủi ro gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Quy định khi mang Flycam du lịch nước ngoài
Khi mang Flycam đi du lịch nước ngoài, cần tìm hiểu kỹ quy định sử dụng Flycam tại quốc gia đó. Còn tại sân bay Việt Nam cần lưu ý:
- Tìm hiểu rõ loại pin mang theo trước khi cho vào hành lý, các hãng bay chỉ cho phép mang theo tối đa 2 pin 100Wh, không giới hạn pin dưới 100Wh.
- Không sử dụng Flycam tại sân bay.
Xử phạt các hành vi vi phạm luật sử dụng Flycam
Theo Điều 5, 6 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, một cá nhân có thể bị phạt từ 40 - 60 triệu đồng, còn tổ chức có thể bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng khi vi phạm các quy định về sử dụng Flycam tại Việt Nam:
- Tổ chức hoạt động bay khi chưa có phép.
- Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, quy định, giới hạn cho phép. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy nổ trên Flycam.
- Phóng, bắn, thả các chất gây hại từ Flycam hoặc các chất có thể có nguy cơ gây hại.
- Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn tuyên truyền ngoài quy định cấp phép bay.
- Không chấp hành các hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.