Văn mẫu lớp 10: Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay (5 Mẫu) Những bài văn hay lớp 10

Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay tuyển chọn 5 bài văn mẫu siêu hay, đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi. Đây là tài liệu cực kì hữu ích cho đề văn trình bày quan niệm sống nhàn của giới trẻ.

Quan niệm sống nhàn của giới trẻ hiện nay nhằm giúp cho các em học sinh tự học một cách thuận lợi, đặc biệt là trong việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn xem thêm rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10.

Quan niệm sống nhàn của giới trẻ hiện nay

Đề bài: Từ chữ nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh/ chị hãy bàn về quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ hôm nay.

Quan niệm sống nhàn của giới trẻ hiện nay (3 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Nguyễn Bỉnh Khiêm là thi sĩ triết lí – đạo lí của dân tộc. Phần mập các tác phẩm của ông đều trình bày những quan niệm sống thâm thúy. “Nhàn” là bài thơ điển hình của Nguyễn Bỉnh Khiêm trình bày những triết lý sống rất giàu tính nhân bản.

Trước hết ta phải hiểu sống “Nhàn” là sống như thế nào? Có thể hiểu sống “nhàn” là sống thanh nhàn, nhàn hạ, ko vướng bận. Lối sống “nhàn” đấy đã đi vào thơ văn thời trung đại và biến thành 1 chủ đề tầm thường. “Nhàn” là 1 nét tư tưởng văn hóa thâm thúy của người xưa, đặc thù là phân khúc trí thức. Sống “nhàn” hợp với thiên nhiên, hợp với tư cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nối tiếp truyền thống “nhàn”, trình bày 1 ý kiến sống đẹp. Trong bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã đưa “nhàn”lên thành 1 triết lý sống. Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn” trước nhất là sống hòa mình vào với tự nhiên – nhịp sống con người cần hài hòa với nhịp độ, tự nhiên. Hơn thế, sống “nhàn” còn là sống thuận theo thiên nhiên, xem thường công danh phú quý, ko bị cuốn vào vòng thu hút của tiền của.

Sống “nhàn” phải thích hợp với điều kiện cảnh ngộ. Đặt trong cảnh ngộ xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “nhàn” là 1 quan niệm sống hăng hái. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong công đoạn cơ chế phong kiến đã suy vong, nhiều tối nát, rối ren. Ông đã có nhiều nỗ lực giúp nước, giúp dân mà vẫn ko chỉnh sửa được cục diện. Tuy về ở ẩn. ko làm quan mà ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên minh mẫn cho thần thế phong kiến đương thời.

Còn trong bối cảnh xã hội hiện tại, quan niệm sống nhàn vừa có những nét hăng hái vừa còn những điểm chưa thích hợp, giảm thiểu. Trước hết, lối sống “nhàn” có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Chúng ta phải sống hòa mình vào với tự nhiên. Đặc thù, lúc hiện tại, vấn đề khoáng sản và môi trường đang là vấn đề hot của thế giới. Phần mập, chúng ta đang xa vắng tự nhiên, coi khoáng sản tự nhiên là 1 thứ công cụ để để kiếm lợi hiệu quả nhưng ko nghĩ đến hậu quả khôn lường phía trước.

Do vậy chúng ta hãy cùng sống với tự nhiên, hòa nhịp độ của thiên nhiên. Có tương tự cuộc sống con người sẽ thật tươi đẹp.

Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn’ còn là sự ko quá coi trọng vật chất. Trong thời buổi kinh tế hiện tại, đông đảo mọi người chỉ chạy theo vấn đề vật chất, chạy theo công danh, đi tìm địa vị trong xã hội mới bỏ quên rằng trị giá ý thức còn quan trọng hơn. Đây là vấn đề tầm thường đáng được ân cần bởi ‘ko có gì nguy hại cho loài người hơn sự nguy hại chạy theo vật chất nhưng quên lãng ý thức” (Nghiêm Thục). Thành ra, chúng ta đừng để đồng bạc làm mờ mắt, làm mất đi trị giá thực sự con người. Đồng bạc quả là 1 thứ công cụ cần phải có đối với mỗi con người mà chẳng phải có tiền là có tất cả. Như 1 quan điểm đã khẳng định: “Tiền sắm được tất cả trừ hạnh phúc”. Trong cuộc sống, còn có nhiều thứ quan trọng hơn lợi danh, tiền của nên chúng ta đừng để bị cuốn vào vòng thu hút của nó, đừng để bản thân mình biến thành bầy tớ cho phú quý.

Sống “nhàn” thích hợp với điều kiện, cảnh ngộ còn tạo điều kiện cho chúng ta giữ được 1 tâm hồn thanh cao. Tâm hồn chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, dễ chịu thì ko bị vướng bận vào điều gì.

Kế bên đấy, cũng cần phê phán những bộc lộ thái quá của lối sống “nhàn”. Đấy là 1 số người luôn hờ hững trước cuộc sống, ko ân cần tới mọi người bao quanh. Họ có lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình, rồi sống tận hưởng, chẳng chú ý đến người khác, sống yên phận. Đặc thù, trong tình hình quốc gia hiện tại lúc quốc gia còn nhiều gieo neo về kinh tế và vấn đề chủ quyền…. Vậy liệu chúng ta có nên sống nhàn hạ nhưng tận hưởng hay ko? Trong cảnh ngộ quốc gia đang sóng gió tương tự, hơn bao giờ hết, mỗi người hãy tránh xa lối sống tận hưởng. Sống “nhàn’ là lối sống tốt, đem đến cho con người nhiều điều tốt đẹp, mà sống “nhàn” phải thích hợp với điều kiện cảnh ngộ.

Chúng ta chẳng thể ko phê phán 1 bộ phận lớp trẻ hiện tại có lối sống tận hưởng. Họ chỉ biết ăn chơi, theo đòi rồi bị cuốn vào những niềm vui vô dụng nhưng không phải ân cần tới gia đình, người nhà, bạn hữu….. Đấy còn là 1 số thanh niên chểnh mảng, ko ân cần tới những vấn đề của quốc gia. Như vậy, họ đang sống 1 cuộc “Đời thừa”.

Là lứa tuổi học trò đang bước vào mùa xuân của cuộc đời, chúng ta hãy nhận thức đúng mực về quan niệm sống “nhàn”, có thái độ trân trọng với nét tư tưởng văn hóa cổ kính của ông cha. Để việc học tập có hiệu quả thì chúng ta cũng phải liên kết với vui chơi, tiêu khiển. Hơn thế, chúng ta phải biết ân cần đến mọi người bao quanh, đến những vấn đề của xã hội, quốc gia.

Sống “nhàn” là nét đẹp văn hóa của dân tộc, bởi thế chúng ta đặc thù là lớp trẻ hãy giữ giàng và phát huy nét đẹp đấy. Thế hệ thanh niên hãy có những nghĩ suy, nhận thức và thái độ đúng mực trước lối sống đấy để có những việc làm thích hợp, xứng đáng như lời Bác Hồ từng nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Bài làm mẫu 2

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ triết lí - đạo lí của dân tộc. Phần lớn các tác phẩm của ông đều thể hiện những quan niệm sống sâu sắc. “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện những triết lý sống rất giàu tính nhân văn.

Trước hết ta phải hiểu sống “Nhàn” là sống như thế nào? Có thể hiểu sống “nhàn” là sống nhàn nhã, thảnh thơi, không vướng bận. Lối sống “nhàn” ấy đã đi vào thơ văn thời trung đại và trở thành một chủ đề phổ biến. “Nhàn” là một nét tư tưởng văn hóa sâu sắc của người xưa, đặc biệt là tầng lớp trí thức. Sống “nhàn” hợp với tự nhiên, hợp với nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp nối truyền thống “nhàn”, thể hiện một quan điểm sống đẹp. Trong bài thơ “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã đưa “nhàn”lên thành một triết lý sống. Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn” trước hết là sống hòa mình vào với thiên nhiên – nhịp sống con người cần hài hòa với nhịp điệu, thiên nhiên. Hơn thế, sống “nhàn” còn là sống thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý, không bị cuốn vào vòng hấp dẫn của tiền tài.

Sống “nhàn” phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “nhàn” là một quan niệm sống tích cực. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều tối nát, rối ren. Ông đã có nhiều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Tuy về ở ẩn. không làm quan nhưng ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho thế lực phong kiến đương thời.

Còn trong bối cảnh xã hội hiện nay, quan niệm sống nhàn vừa có những nét tích cực vừa còn những điểm chưa phù hợp, hạn chế. Trước hết, lối sống “nhàn” có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Chúng ta phải sống hòa mình vào với thiên nhiên. Đặc biệt, khi hiện nay, vấn đề tài nguyên và môi trường đang là vấn đề nóng của toàn cầu. Phần lớn, chúng ta đang xa rời thiên nhiên, coi tài nguyên thiên nhiên là một thứ phương tiện để để kiếm lợi hiệu quả mà không nghĩ tới hậu quả khôn lường phía trước.

Bởi vậy chúng ta hãy cùng sống với thiên nhiên, hòa nhịp điệu của tự nhiên. Có như vậy cuộc sống con người sẽ thật tươi đẹp.

Vẻ đẹp của quan niệm sống “nhàn’ còn là sự không quá coi trọng vật chất. Trong thời buổi kinh tế hiện nay, hầu hết mọi người chỉ chạy theo vấn đề vật chất, chạy theo công danh, đi tìm địa vị trong xã hội mới quên mất rằng giá trị tinh thần còn quan trọng hơn. Đây là vấn đề phổ biến đáng được quan tâm bởi ‘không có gì nguy hại cho nhân loại hơn sự nguy hại chạy theo vật chất mà lãng quên tinh thần” (Nghiêm Thục). Vì vậy, chúng ta đừng để đồng tiền làm mờ mắt, làm mất đi giá trị đích thực con người. Đồng tiền quả là một thứ phương tiện thiết yếu đối với mỗi con người nhưng không phải có tiền là có tất cả. Như một ý kiến đã khẳng định: “Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”. Trong cuộc sống, còn có nhiều thứ quan trọng hơn danh lợi, tiền tài nên chúng ta đừng để bị cuốn vào vòng hấp dẫn của nó, đừng để bản thân mình trở thành nô lệ cho phú quý.

Sống “nhàn” phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh còn giúp cho chúng ta giữ được một tâm hồn thanh cao. Tâm hồn chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, thoải mái thì không bị vướng bận vào điều gì.

Bên cạnh đó, cũng cần phê phán những biểu hiện thái quá của lối sống “nhàn”. Đó là một số người luôn thờ ơ trước cuộc sống, không quan tâm đến mọi người xung quanh. Họ có lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình, rồi sống hưởng thụ, không để ý tới người khác, sống an phận. Đặc biệt, trong tình hình đất nước hiện nay khi đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế và vấn đề chủ quyền…. Vậy liệu chúng ta có nên sống an nhàn mà hưởng thụ hay không? Trong hoàn cảnh đất nước đang sóng gió như vậy, hơn bao giờ hết, mỗi người hãy tránh xa lối sống hưởng thụ. Sống “nhàn’ là lối sống tốt, đem lại cho con người nhiều điều tốt đẹp, nhưng sống “nhàn” phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.

Chúng ta không thể không phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay có lối sống hưởng thụ. Họ chỉ biết ăn chơi, đua đòi rồi bị cuốn vào những thú vui vô bổ mà không hề quan tâm đến gia đình, người thân, bạn bè….. Đó còn là một số thanh niên lơ là, không quan tâm đến những vấn đề của đất nước. Như vậy, họ đang sống một cuộc “Đời thừa”.

Là thế hệ học sinh đang bước vào mùa xuân của cuộc đời, chúng ta hãy nhận thức đúng đắn về quan niệm sống “nhàn”, có thái độ trân trọng với nét tư tưởng văn hóa cổ truyền của cha ông. Để việc học tập có hiệu quả thì chúng ta cũng phải kết hợp với vui chơi, giải trí. Hơn thế, chúng ta phải biết quan tâm tới mọi người xung quanh, tới những vấn đề của xã hội, đất nước.

Sống “nhàn” là nét đẹp văn hóa của dân tộc, bởi vậy chúng ta đặc biệt là lớp trẻ hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp đó. Thế hệ thanh niên hãy có những suy nghĩ, nhận thức và thái độ đúng đắn trước lối sống đó để có những việc làm phù hợp, xứng đáng như lời Bác Hồ từng nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Bài làm mẫu 3

“Con người là lý tưởng của cái đẹp”(M.Gor-ki) và làm nên vẻ đẹp kì diệu đó chính là nhờ quan niệm, cách sống của mỗi người. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẻ đẹp thanh cao đã ngời sáng qua quan niệm sống “nhàn”- một quan niệm sống lấp lánh vẻ đẹp nhân văn thể hiện trong thi phẩm “Nhàn” của Tuyết Giang Phu Tử.

Trước hết, ta nên hiểu sống “nhàn” là thế nào? Trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn được nâng lên thành một triết lý sống. Nhàn là sống hòa mình với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên, xem thường công danh phú quý. Với Trạng Trình, quan niệm sống này được ảnh hưởng phần nhiều từ bối cảnh xã hội. Trong thời đại này, chế độ phong kiến thối nát, khủng hoảng trầm trọng. Cho nên, ông đành phải cáo quan về ở ẩn. Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thường giúp đỡ, góp ý kiến cho chế độ cai trị lúc bấy giờ. Còn “nhàn” trong cuộc sống hiện nay là nhàn nhã, thanh thơi, không vướng bận...., là hướng tới cuộc sống bình dị, thảnh thơi, lành mạnh.

Vậy tại sao chúng ta nên sống “nhàn”? Đặt trong hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là một quan niệm sống tích cực. Trạng Trình sống gần gũi vui trọn với thiên nhiên. Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn của ông là cái nhàn của người đã giác ngộ được quy luật thời thế: “công danh thân toại’.

Lối sống này giúp cho Trạng Trình có một tâm hồn thanh cao, thoải mái, thư thái. Bởi vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã có không ít những bậc “Thanh quan” lựa chọn sống thanh nhàn:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
(Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi)

Thế nhưng, quan điểm sống nhà của ông cũng không hề thoát li đời sống, cũng như Chu Văn An, Nguyễn Trãi vẫn : “Lẳng thẳng không nguôi chuyện dưới trần” (Nguyễn Trãi)

Và đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, quan niệm sống nhàn vừa có những nét tích cực vừa còn những điểm chưa phù hợp, hạn chế. Với thế hệ trẻ ngày nay, sống “nhàn” cũng là sống hòa mình với thiên nhiên, không quá coi trọng vật chất, danh lợi. Bên cạnh đó sống ‘nhàn” còn là biết sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư thái. Có như vậy, ta mới giữ được tâm hồn thanh cao, mới cảm nhận thấy cuộc sống thật sự có ý nghĩa.

Cuộc sống là một guồng quay hối hả và sẽ là quá nhanh nếu ta cứ mải mê chạy theo những nhu cầu vật chất mà quên đi giá trị đích thực của cuộc sống. Chính vì vậy sống ‘nhàn” luôn là lối sống tích cực giúp con người tìm được những giá trị thiết yếu, được sống hòa mình với tự nhiên.

Thế nhưng, liệu sống “nhàn” có hoàn toàn tích cực hay không? Ngay bên cạnh chúng ta, hàng ngày vẫn còn biết bao con người không nơi nương tựa, sống lang thang khắp nơi. Hàng ngày, bố mẹ ta vẫn tần tảo sớm hôm chăm lo đồng tiền bát gạo để lo cho con được bằng bạn, bằng bè. Và người anh em của chúng ta- Đồng bào miền Trung ruột thịt vẫn đang phải gánh chịu bao nhiêu hậu quả của thiên tai lũ lụt...thật xót xa làm sao!

Đặc biệt trong những ngày tháng này khi “Tổ quốc đang bão giông từ biển” (Nguyễn Việt Chiến), ta lại càng thấy nhói đau... Mũi khoan Hải Dương 981 xoáy vào thềm lục địa “Đất nước” xót xa, đau đớn. Bởi vậy, dân tộc Việt Nam đang hướng về biển Đông với tấm lòng sục sôi tinh thần yêu nước. Ngoài đảo xa, những người dân vẫn miệt mài bám biển, những chiến sĩ hải quân vẫn giữ vững chặt tay súng bảo vệ bình yên cho dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.

Vậy đấy, trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách này, biết bao con người vẫn miệt mài chia sẻ, cống hiến. Chẳng nhẽ, tuổi trẻ chúng ta lại thờ ơ, vô cảm, có thể thoải mãi sống “nhàn” được hay sao? Không! Nhất định chúng ta sẽ không chịu mất nước, nhất định chúng ta sẽ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Chính vì vậy, tuổi trẻ chúng ta hãy chung tay cùng nhau cảm thông, chia sẻ, yêu thương, bởi: “Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người với người sống để yêu nhau”

(Tố Hữu)

Hơn thế biển đảo là một phần gia tài nghèo khó mà cha ông ta đã không tiếc máu xương để giữ gìn, truyền lại cho con cháu. Vậy nên hãy chung tay để giữ gìn chủ quyền thiêng liêng ấy, hãy đặt tay lên ngực và lắng nghe tiếng “ tổ quốc gọi tên mình” . Vâng! Khi tổ quốc cần “ta phải biết hy sinh”.

Bên cạnh đó cũng cần phải phê phán những con người có lối sống nhàn thân mà nhàn cả tâm. Họ sống an phận như thường, thờ ơ với cuộc sống xã hội, với vận mệnh đất nước. Bởi như vậy là họ đang tự huỷ hoại chính bản thân mình.

Giữa những bộn bề, lo toan của cuộc sống hôm nay, hãy dành chút khoảng lặng để suy ngẫm về quan niệm sống “nhàn”. Hãy biết sống “nhàn” phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Có như vậy chúng ta mới cảm nhận được ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống và “khỏi ân hận vì những tháng năm đã sống hoài, sống phí” (Ôxtơrốpxki).

Nghị luận quan niệm sống nhàn của thế hệ trẻ (2 Mẫu)

Bài làm mẫu 1

Ai đã từng đọc bài “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc hẳn không thể không suy nghĩ về lối sống nhàn của nhà thơ. Và liệu có ai đã từng suy ngẫm rằng thời xưa, nhà thơ đã chọn cho mình một lối sống nhàn như thế! Còn bây giờ, thế kỉ XXI người thời này sống nhàn như thế nào? Và liệu cách sống nhàn như vậy có phù hợp và đúng đắn?

Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa, đã từng làm quan dưới triều Mạc. Nhưng rồi ông đã lựa chọn cho mình một lối sống ẩn dật. Lui về quê, sáng tác thơ văn. Dạy học tạo nhân tài cho đất nước. Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Không làm quan, lui về ở ẩn, vì ông nhận ra cuộc sống xô bồ nhiễu nhương, chạy theo danh lợi ở chốn thị thành. Bài “Nhàn” được ông sáng tác như một lời tâm sự, lời khẳng định về quan điểm sống nhàn của mình.

Nhàn ở đây là một lối sống ung dung, nhàn nhã, dung dị, một lối sống thuận theo lẽ tự nhiên, mặc cho ai vui thú với cái vòng danh lợi ngoài kia.

Nhàn ở đây thể hiện cách sống hòa mình với thiên nhiên, trở về với cuộc sống chân chất, bình dị ở chốn nhà quê.

Và nhàn ở đây còn có nghĩa là sống trong sạch, cao đẹp, coi thường danh lợi, vinh hoa phú quý..

Nhà thơ chọn cách sống nghịch với mọi người chỉ để có sự thư thái, an nhiên, nhàn nhã. Ông chọn làm một lão nông thực sự, một buổi sáng mai thức dậy, công việc đầu tiên là kiểm tra các dụng cụ: Mai, cuốc, cần câu… Quê mùa chân chất và vui, an nhiên, tự tại với vai của một lão nông chi điền. Ông luôn biết dị dưỡng đời sống tinh thần và kiên định đến cùng lối sống mộc và chân ấy.

Lối sống nhàn, tư tưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm quả thực là một lối sống tích cực, tiến bộ, đậm chất nhân văn, và vô cùng cao quý trong thời đại nhiễu nhương bấy giờ. Bởi lẽ sống trong cái nhàn đó, nhà thơ giữ cho mình một tâm hồn thanh cao, trong sạch.

Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặt vào thời thế ấy là một lối sống tích cực. Vậy đặt nó vào đời sống hiện tại ta đang sống đây liệu nó có phù hợp không? Phải nói rằng con người ở thời đại nay đã thay đổi quan niệm sống nhàn đó. Vậy thay đổi như thế nào? Để hiểu rõ về triết lí sống nhàn trong thời điểm hiện nay, có thể chia làm hai mặt: Cái nhàn trong thể xác và cái nhàn trong tâm hồn.

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, khó có thể thực hiện được lối sống nhàn ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm , một lối sống nhàn thật sự về thể xác là lui về ở ẩn, sống hòa mình với thiên nhiên, không màng đến danh lợi, không chạy đua với người đời. Bởi lẽ, nếu không tiến lên, không phấn đấu, không hòa mình vào cái tấp nập, xô bồ của cuộc sống thì con người dễ trật ra khỏi cái quỹ đạo của XH và khó mà tồn tại, hay đúng hơn là lo cho mình một cuộc sống đầy đủ được. Vậy không có cái nhàn trong thời điểm này sao? Không vẫn có đấy chứ! Chỉ là cái nhàn hiểu theo cách khác cho phù hợp thời đại đấy thôi.

Đầu tiên sống nhàn có thể hiểu là con người có khoảng thời gian rảnh rỗi để thư giãn, làm điều mình thích sau khoảng thời gian bận rộn của công việc, học tập. Con người ta, ngày qua ngày chạy đua với vòng quay của cuộc sống, học tập, làm việc vất vả, căng thẳng, nhưng lại luôn dành cho mình một buổi sáng thứ 7 hay chủ nhật để đi uống cafe, đi chơi với bạn bè hoặc đơn giản là đọc một cuốn sách, và nghe những bản nhạc ưa thích. Hoặc có thể dành ra buổi tối rảnh rỗi đi chơi với gia đình. Vâng chỉ những việc đơn giản thế thôi, nhưng đó lại là thời điểm chúng ta nhàn về thể xác. Thời điểm thảnh thơi của con người hiện đại. Theo tôi, cái nhàn này thật sự cần lắm, vì nó đem lại cho ta phút giây thư giãn, sự thoải mái, vui vẻ, cân bằng lại nhịp sống sinh học, và cũng góp phần tiếp thêm năng lượng cho một vòng quay khác.

Cái nhàn thứ hai cũng không khó để tìm được trong cuộc sống này. Con người tìm một việc làm đơn giản, nhẹ nhàng, sống một cuộc sống không ganh đua, không tranh giành để thăng tiến, chỉ cần như vậy là đủ. Hoặc đối với học sinh thì cái nhàn này hướng mục tiêu đến một ngành nghề vừa phải, không cần phải cố gắng quá nhiều, học bình thường và tìm một công việc bình thường là đủ. Đối với tôi, cái nhàn này vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Mặt tiêu cực là ta có một cuộc sống an nhà, không ganh đua tranh đấu, không tốn quá nhiều sức để đạt được mục đích cao hơn. Một cuộc sống đơn giản, vừa đủ. Và đối với một số người thì như vậy đã là quá tốt so với sức lực của họ. Nhưng liệu tất cả đều cảm thấy thú vị, hạnh phúc? Liệu có một học sinh nào trong số này có ước mơ cao hơn, to lớn hơn? Liệu có một nhân viên nào trong số này có ước mơ được thăng tiến? Chắc chắn là có. Bởi vì chúng ta là những con người, mong được sống tốt hơn, sống theo ước muốn bản thân, ai cũng thích cả.. Nhưng chỉ vì suy nghĩ cái suy nghĩ nhàn, muốn sống nhàn hạ, mà nhiều người có năng lực lại đánh mất đi cơ hội, thể hiện bản thân. Thực hiện ước vọng của cuộc đời mình. Thế nên mỗi con người hãy tự chiêm nghiệm trước khi lựa chọn, hay quyết định sống một cuộc sống bình thường nhàn hạ như thế.

Cái triết lí sống nhàn thứ ba tôi muốn nói đến là cách sống lười biếng, hưởng thụ. Đúng là nhàn, là nhàn hạ, nhàn rỗi, nhưng nếu áp dụng vào suốt thời gian của cuộc đời thỉ quả là đáng tiếc và không thể chấp nhận. Có một bộ phận thanh niên hiện nay chỉ biết sống hưởng thụ và dựa dẫm vào gia đình, sống cuộc đời nhàn rỗi. Cuộc sống như vậy liệu có ý nghĩa không? Tôi nghĩ quá ư nhàm chán. Vị kỷ. Họ tự đánh mất đi cơ hội nếm trải nhiều điều ý vị của cuộc sống ban tặng cho mỗi người, khi con người ta được sinh ra, chỉ cốt để làm điều đó. Không đi làm thì không biết quý trọng đồng tiền và sức lao động. Không chạy đua với thời gian trong công việc, trong học hành thì thời gian cứ thế trôi đi vô nghĩa ngay trước mắt họ. Chưa kể đến việc cái nhàn rỗi của những con người này có thể gây ra những tệ nạn xã hội. Vậy nên, thử nhìn lại và nên biết giật mình, nếu bạn đang sống quá nhàn rỗi.

Cái nhàn trong thể xác, có những cái lợi và cái hại, điều này phụ thuộc vào cách mà bạn chọn cho mình lối sống nhàn như thế nào mà thôi.

Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhàn là giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, một tâm hồn thanh thản, an nhiên, và trong cuộc sống hiện đại bây giờ ta vẫn có thể bắt gặp cái nhàn này.

Trên ghế nhà trường, học sinh biểu hiện nó là những bạn không đặt nặng việc học vì điểm, là những học sinh có suy nghĩ đúng đắn về mục đích của việc học. Thu nhận kiến thức, hoặc đó những học sinh không loay hoay tìm cách chép bài, chép tài liệu để đạt điểm cao, đơn giản là họ nhận thức được thi cử là việc kiểm tra trình độ bản thân kiến thức chứ không phải là kiểm tra trình độ quay cóp hoặc suy nghĩ được vậy, việc học trở nên đơn giản nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Như vậy là họ đã sống nhàn rồi đấy. Hoặc là trong công việc, con người cũng nên giữ cho mình một lối sống nhàn bất kì ngành nghề nào con người cũng nên giữ cho mình một tâm hồn thanh cao, thanh sạch, làm việc, cống hiến hết sức lực của mình thì mới đạt hiệu quả cao, mới được mọi người vị nể. Giả sử bạn là một bác sĩ, có cái nhàn trong tâm hồn, bạn sẽ chăm lo cứu chữa bệnh nhân mà không hề lo nghĩ. Nhưng nếu không thì việc cứu chữa bệnh nhân tức khắc sẽ thành suy nghĩ “ kiếm tiền” trong đầu bạn. Chắc hẳn ta đã nghe không ít bác sĩ “chém giá”, có tiền rồi mới chữa bệnh, nộp tiền viện phí rồi mới phẫu thuật cho dù đó là trường hợp cấp cứu. Có thể đó là nguyên tắc nhưng với lương tâm của một bác sĩ, và khi có một tâm hồn nhàn thực sự,liệu có thể đứng nhìn? Hoặc là các vụ việc về tham nhũng trong mọi ngành nghề nói chung đều là do con người không giữ cái nhàn trong tâm hồn, trong cách nghĩ, cách sống mà ra cả.

Trong cuộc sống hiện nay, tiền tài,của cải vật chất, có thể rất quan trọng. Nhưng nếu không giữ cho mình một tâm hồn đẹp, làm sao bạn có thể sống tốt, sống thanh thản được? Xã hội hiện nay có khá nhiều về sự suy thoái đạo đức, lối sống, đi ngược với quá trình tiến hóa, ngày càng tiến bộ của con người. Tại sao chứ? Là vì không giữ được cái nhàn trong tâm hồn, không hướng đến những giá trị tinh thần để giữ cho mình cái tâm hồn thanh cao, đẹp đẽ mà chỉ lo lắng mải miết chạy theo vật chất. Cuộc sống hiện đại tấp nập, ồn ả, nếu không chọn cho mình một lối sống nhàn đúng đắn về thể xác thì tại sao không giữ lấy cái nhàn trong tâm hồn? Giữ lại những thứ quý giá đó để nghĩ đúng nghĩa đẹp, tạo ra những mối quan hệ ấm áp tình người, tạo nên một xã hội gắn kết bằng tình thương bằng thứ tình cảm từ trái tim chứ không phải được xây dựng bằng vật chất lạnh lẽo.

Vào thời điểm hiện đại, có ai cảm thấy được cuộc sống quá nặng nề và khó khăn hay không? Có ai cảm thấy cuộc sống thật đáng chán và đen tối? Tại sao bạn không thể sống nhàn, dành chút thời gian thảnh thơi, sống chậm lại? Tại sao bạn không thể vứt hết những toan tính, lo nghĩ về địa vị, tiền của, vật chất. Cứ xem nó là một thứ công cụ phù trợ cho bạn. Hãy chỉ hướng đến những gì xuất phát từ tình cảm, những cảm xúc chân thành giữa người với người, chắc hẳn sẽ nhẹ nhàng, mềm mại lắm. Tôi tin bạn sẽ tìm được một cuộc sống và tâm hồn thật sự nhàn.

Bài làm mẫu 2

Những lời thơ trong bài “Nhàn” đã thể hiện một cách chân thực triết lí sống nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời gợi ra cho em những suy nghĩ về quan niệm sống nhàn của một số bộ phận thanh niên học sinh trong xã hội hiện nay.

Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm ấy là sống gần gũi vui trọn với thiên nhiên. Đó là thái độ sống không vướng bận việc đời, không màng danh lợi. Đặt trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, lối sống nhàn có thể hiểu là sống biết dành thời gian cho bản thân, biết nghỉ ngơi, thư giãn, sống hòa mình với thiên nhiên. Hiểu đúng theo nghĩa này, nhàn thực sự là lối sống có những tác động tích cực đến cuộc sống của chúng ta. Nó sẽ giúp con người tận hưởng trọn vẹn từng phút giây của cuộc sống, cảm nhận cuộc sống.

Tuy Nhiên, một bộ phận giới trẻ, thanh niên học sinh trong xã hội hiện đại ngày nay đang có những suy nghĩ hoặc hiểu lầm về lối sống “nhàn” ấy. Biểu hiện ấy chính là họ thường sống an phận thủ thường, đua đòi, ăn chơi chác táng, không theo quy củ hay nề nếp. Họ lười biếng, không chịu lao động, thờ ơ với tất cả mọi thứ. Họ để thời gian trôi qua kẽ tay mà không làm gì cả. Sống hôm nay không biết ngày mai, không ước mơ, lí tưởng, khi đã sa chân rồi thì mặc cảm, buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực vươn lên.

Vì vậy bản thân mỗi người thanh niên cần phân biệt thế nào là lối sống nhàn đúng nghĩa. KHông nên sa vào việc buông thả bản thân, an nhàn khi còn trẻ.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm