Phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể sinh học Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học
Trong việc học tập phần di truyền học quần thể sinh học lớp 12, việc giải bài tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Sau đây, Eballsviet.com xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể sinh học.
Tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. Vận dụng được phương pháp và các dạng bài tập này sẽ giúp cho quá trình giảng dạy và học tập phần di truyền học quần thể được thuận lợi hơn rất nhiều. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Phương pháp giải bài tập di truyền học quần thể sinh học 12
I. CƠ SỞ CỦA "PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ"
Cơ sở của phương pháp là các cách xác định tần số các alen ở các loại quần thể, áp dụng định luật Hacđi - Vanbec đối các các gen trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính cũng như xét sự thay đổi tần số các alen của quần thể dưới áp lực của các nhân tố tiến hoá.
II. CÁC DẠNG THƯỜNG GẶP
Dạng 1: Cách tính tần số các len, tần số kiểu gen và xác định cấu trúc di truyền của các loại quần thể
I. Xét 1 gen gồm 2 alen trên NST thường
1. Cách xác định tần số alen, tần số kiểu gen và cấu trúc di truyền của quần thể
Xét 1 gen gồm 2 alen, alen trội (A) và alen lặn (a)
Khi đó, trong QT có 3 KG khác nhau là AA, Aa, aa.
Gọi N là tổng số cá thể của QT
D là số cá thể mang KG AA
H là số cá thể mang KG Aa
R là số cá thể mang KG aa
Khi đó N = D + H + R
Gọi d là tần số của KG AA d = D/N
h là tần số của KG Aa ----- h = H/N
r là tần số của KG aa ------- r = R/N
(d + h + r = 1)
------Cấu trúc di truyền của QT là d AA : h Aa : r aa
Gọi p là tần số của alen A
VD1: Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa
Tính tần số các alen A, a của quần thể
Giải
Ta có: Tần số alen A = 0,7 + 0,2/2 = 0,8
Tần số alen a = 0,1 + 0,2/2 = 0,2
VD2: Một quần thể sóc gồm 1050 sóc lông nâu đồng hợp tử, 150 sóc lông nâu dị hợp tử và 300 sóc lông trắng.
Biết tính trạng màu lông do một gen gồm hai alen quy định.
Tính tần số các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể.
Giải:
Ta có tổng số sóc trong quần thể = 1050 + 150 + 300 = 1500
Quy ước: A: lông nâu
A: lông trắng
Tần số các kiểu gen được xác định như sau
1050/1500 AA + 150/1500 Aa + 300/1500 aa = 1
Hay 0,7 AA + 0,1 Aa + 0,2 aa = 1
Từ đó suy ra: Tần số các kiểu gen AA, Aa và aa lần lượt là 0,7, 0,1 và 0,2
Tần số alen A = 0,7 + 0,1/2 = 0,75
Tần số alen a = 0,2 + 0,1/2 = 0,25
2. Cấu trúc di truyền của các loại quần thể
2.1. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối (nội phối)
QT tự phối là các QT thực vật tự thụ phấn, QT động vật tự thụ tinh, QT động vật giao giao phối gần.
a. Nếu quần thể khởi đầu chỉ có 1 KG là Aa (P0: 100% Aa)
Số thế hệ tự phối | Tỉ lệ thể dị hợp Aa còn lại | Tỉ lệ thể đồng hợp (AA+aa) tạo ra | Tỉ lệ mỗi thể đồng hợp AA hoặc aa |
0 | 1 | 0 | 0 |
1 | (1/2)1 | 1 - (1/2)1 | [1 - (1/2)1] : 2 |
2 | (1/2)2 | 1 - (1/2)2 | [1 - (1/2)2] : 2 |
3 | (1/2)3 | 1 - (1/2)3 | [1 - (1/2)3] : 2 |
… | … | … | … |
n | (1/2)n | 1 - (1/2)n | [1 - (1/2)n] : 2 |
Suy ra:
- Sau mỗi thế hệ tự phối, tỉ lệ thể dị hợp Aa giảm một nữa so với thế hệ trước đó
- Khi n à ∞ thì tỉ lệ thể dị hợp Aa = lim [(1/2)n] = 0
Tỉ lệ mỗi thể đồng hợp AA = aa = lim [1 - (1/2)n] : 2] = 1/2
- Cấu trúc di truyền của QT ở thế hệ xuất phát P0 là : 0 AA : 1 Aa : 0 aa
Cấu trúc di truyền của QT ở thế hệ n là Pn:1/2 AA : 0 Aa : 1/2 aa
hay 0,5 AA : 0Aa : 0,5aa
b. Nếu quần thể tự phối khởi đầu có cấu trúc di truyền là
P0: d AA : h Aa : r aa (d + h + r = 1)
Số thế hệ tự phối | Tỉ lệ mỗi KG trong QT | ||
Aa | AA | aa | |
0 | h | d | r |
1 | (1/2)1. h | d + [h - (1/2)1 . h] : 2 | r + [h - (1/2)1 . h] : 2 |
2 | (1/2)2. h | d + [h - (1/2)2 . h] : 2 | r + [h - (1/2)2 . h] : 2 |
3 | (1/2)3. h | d + [h - (1/2)3 . h] : 2 | r + [h - (1/2)3 . h] : 2 |
… | … | … | … |
n | (1/2)n. h | d + [h - (1/2)n . h] : 2 | r + [h - (1/2)n . h] : 2 |
............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết