Phương pháp dạy học - Học vần cho học sinh lớp 1 Hướng dẫn phương pháp dạy học vần
Dạy học vần cho học sinh lớp 1 là dạy tiếng Việt văn hoá cho trẻ em ở độ tuổi đi học trên khắp các miền, vùng của đất nước với yêu cầu dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện các kĩ năng khác (nghe, nói). Chính vì vậy môn học vần có vị trí quan trọng ở tiểu học, là phân môn mở đầu của lớp đầu tiên ở bậc Tiểu học.
Thấu hiểu được điều đó, Eballsviet.com xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo tài liệu Phương pháp dạy học học vần cho học sinh lớp 1 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Hy vọng với tài liệu này, quý thầy cô giáo có thêm tự tin dạy học với những phương pháp dạy học bổ ích, hiệu quả.
Phương pháp dạy học - Học vần cho học sinh lớp 1
I. Hoạt động 1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Học vần
Thông tin cơ bản
Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học chi phối việc lựa chọn, sắp xếp các nội dung dạy học vào việc phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học.
Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của môn Tiếng Việt được cụ thể hoá thành mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của các phân môn.
1. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc viết được đặc biệt ưu tiên. Điều này có nguyên nhân từ mục tiêu của phân môn là dạy chữ - một phương tiện biểu đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học sinh lớp 1 hầu như chưa biết tới.
2. Phân môn Học vần có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Trang bị cho học sinh cả 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết.
- Phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em viết đúng mẫu các câu ngắn, bồi dưỡng lòng ham thích thơ văn cho các em. Ngoài ra, Học vần còn góp phần làm giàu vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội cho học sinh; giáo dục nhân cách, đạo đức, tình cảm, tâm hồn cho các em.
Hoạt động xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Học vần có hai nhiệm vụ:
- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần
- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Học vần
Nhiệm vụ của hoạt động 1
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần
1. Làm việc cá nhân: Đọc phần thông tin cho hoạt động 1 và các tài liệu tham khảo (TLTK) sau đây, tìm hiểu mục tiêu của phân môn Học vần.
- Tiếng Việt 1 - sách giáo viên (phần giới thiệu chung)
- Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1 (phần giải đáp về phân môn Học vần)
2. Hoạt động tập thể:
- Sinh viên thảo luận nhóm về mục tiêu cuả phân môn Học vần.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên chốt lại những thông tin cơ bản về mục tiêu của phân môn Học vần.
Nhiệm vụ 2. Xác định nhiệm vụ của phân môn Học vần
1. Làm việc cá nhân:
- Đọc các tài liệu tham khảo đã nêu ở nhiệm vụ 1 và tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Học vần.
2. Hoạt động tập thể:
- Sinh viên thảo luận nhóm về các nhiệm vụ của phân môn Học vần.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, chốt lại các nhiệm vụ của phân môn Học vần.
Đánh giá hoạt động 1
Sinh viên thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định mục tiêu của phân môn Học vần.
2. Xác định các nhiệm vụ cơ bản của phân môn Học vần, lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi nhiệm vụ.
3. Thực hành xác định mục đích, yêu cầu của một bài học vần cụ thể.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguyên tắc dạy Học vần thông tin cơ bản
Nguyên tắc dạy học Học vần là sự vận dụng các nguyên tắc dạy học tiếng Việt nói chung cho phù hợp với đặc trưng của phân môn. Do vậy, phân môn Học vần phải tuân thủ ba nguyên tắc dạy học tiếng Việt đặc thù ở Tiểu học: phát triển lời nói, phát triển tư duy, và tính đến đặc điểm (tâm sinh lí và ngôn ngữ) của học sinh.
Ngoài ra, do đặc trưng riêng về nội dung dạy học và đặc trưng tâm sinh lí, nhận thức của học sinh, trong dạy học Học vần cần đặc biệt chú ý tới nguyên tắc trực quan. Hầu hết học sinh lớp 1 đã biết nghe, nói tương đối thành thạo tiếng Việt từ trước khi đi học, nhưng đại đa số các em khi đến trường mới bắt đầu học chữ. Đối với các em, đây là một nhiệm vụ tuy hấp dẫn nhưng rất khó khăn. Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi, nhận thức của học sinh lớp 1 thiên về cụ thể nên muốn hoạt động dạy Học vần đạt kết quả tốt, giáo viên cần chú ý sử dụng thường xuyên các phương tiện trực quan để cụ thể hoá nội dung dạy học và tăng cường tính hấp dẫn của giờ học. Hình thức trực quan trong Học vần là tranh ảnh, mô hình, vật thật, cũng có thể là lời nói, như chữ mẫu, câu nói mẫu, giọng đọc mẫu của giáo viên…
Hoạt động tìm hiểu các nguyên tắc dạy học học vần gồm có 4 nhiệm vụ:
- Phân tích nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Học vần
- Phân tích nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Học vần
- Phân tích nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy học Học vần
- Phân tích nguyên tắc trực quan trong dạy học Học vần
Nhiệm vụ của hoạt động 2
Nhiệm vụ 1. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Học vần
1. Làm việc cá nhân:
- Đọc thông tin cho hoạt động 2 và các TLTK sau đây để tìm hiểu sự vận dụng nguyên tắc phát triển lời nói (cơ sở khoa học, yêu cầu) trong phân môn Học vần:
+ Tiếng Việt 1 tập 1 - sách giáo viên (phần giới thiệu chung)
+ Tiếng Việt 1 - sách giáo khoa (đọc một bài cụ thể để phân tích sự vận
dụng của nguyên tắc)
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng nguyên tắc phát triển lời nói trong phân môn Học vần
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về nguyên tắc phát triển lời nói trong phân môn Học vần.
Nhiệm vụ 2. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc Phát triển tư duy trong dạy Học vần
1. Làm việc cá nhân: Đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1 và tìm hiểu về sự vận dụng nguyên tắc phát triển tư duy trong phân môn Học vần.
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng nguyên tắc phát triển tư duy trong phân môn Học vần.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về nguyên tắc phát triển tư duy trong phân môn Học vần.
Nhiệm vụ 3. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy Học vần
1. Làm việc các nhân: Đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1 để tìm hiểu sự vận dụng nguyên tắc trong phân môn Học vần.
2. Hoạt động tập thể
- Thảo luận nhóm về yêu cầu của nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy Học vần.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy Học vần.
Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu nguyên tắc trực quan trong dạy học Học vần
1. Cả lớp xem băng hình trích đoạn một tiết Học vần.
2. Làm việc các nhân: Phân tích các hình thức trực quan và cách sử dụng phương tiện trực quan trong trích đoạn vừa quan sát.
3. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về các nội dung sau:
+ Các hình thức trực quan trong phân môn Học vần, tác dụng của mỗi hình thức trực quan đối với việc hình thành kĩ năng và góp phần cung cấp kiến thức chuẩn.
+ Cách sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Học vần (dùng phương tiện trực quan như thế nào, vào lúc nào trong tiết Học vần…).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, cả lớp thảo luận tiếp những nội dung chưa nhất trí hoặc cần chú ý.
4. Giáo viên cung cấp thông tin về nguyên tắc Trực quan trong dạy học Học vần.
5. Cả lớp thảo luận về sự vận dụng các nguyên tắc dạy học Học vần trong trích đoạn vừa quan sát.
Đánh giá hoạt động 2
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Học vần, cho ví dụ minh hoạ.
2. Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Học vần, cho ví dụ minh hoạ.
3. Phân tích các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy Học vần, cho ví dụ minh hoạ.
4. Phân tích các yêu cầu của nguyên tắc trực quan trong dạy học Học vần, cho ví dụ minh hoạ..
5. Phân tích sự vận dụng các nguyên tắc dạy học trong một bài học vần cụ thể.
Hoạt động 3. phân tích nội dung dạy Học vần
Thông tin cơ bản
Nội dung dạy học phân môn được thể hiện ở cấu trúc chương trình, bố cục sách giáo khoa và ở nội dung cụ thể của từng bài học.
1. Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa phân môn Học vần được thể hiện qua 103 bài đầu của bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.
Các ý tưởng về nguyên tắc dạy học, định hướng dạy học, mục tiêu dạy học của phân môn thể hiện qua sự sắp xếp các bài học theo trật tự dễ trước khó sau, đơn giản trước phức tạp sau.
Căn cứ vào cấu trúc bài, quy trình dạy và mục đích của các bài học cụ thể, có thể chia các bài học vần thành 2 nhóm: nhóm bài Làm quen với chữ cái và dấu thanh (gọi tắt là nhóm bài Làm quen), nhóm bài (học) Âm và chữ ghi âm. Nhóm bài Âm và chữ ghi âm lại có thể được chia thành hai nhóm nhỏ là nhóm bài Dạy học âm vần mới (nhóm bài Âm - vần mới), và nhóm bài Ôn tập các âm, vần đã học (nhóm bài Ôn tập).
2. Để tiện trình bày, bắt đầu từ đây, chúng ta chia các bài học vần thành 3 nhóm: Làm quen, Âm - vần mới và Ôn tập.
2.1. Nhóm bài Làm quen gồm có 6 bài, trong đó bài 6 có vai trò của một bài ôn tập.
Ngoài việc hình thành cho học sinh các thói quen và nền nếp học tập ban đầu, giúp các em làm quen với các chữ cái và dấu thanh, nắm được nguyên tắc ghép các chữ cái ghi âm để tạo thành tiếng đơn giản nhất, các bài học làm quen còn giúp học sinh hiểu mối liên quan giữa chữ và tiếng thể hiện nó, sự khác biệt về hình dáng và tác dụng của các dấu thanh.
2.2. Các bài học Âm - vần mới được bố trí từ bài 7 đến bài 103 (nằm trong khoảng bài này còn có các bài ôn tập), được trình bày theo một cấu trúc thống nhất trên hai trang sách. Nội dung dạy học được sắp xếp theo tiêu chí vần có cấu tạo đơn giản trước vần có cấu tạo phức tạp, vần có tần số xuất hiện cao trước vần có tần số xuất hiện thấp, vần không có âm đệm trước vần có âm đệm…
2.3. Nhóm bài Ôn tập nhằm ôn lại các vần đã học thuộc cùng một kiểu vần.
Nhóm bài này gồm 15 bài, mỗi bài được trình bày trên hai trang sách, đều có nội dung giúp học sinh ôn lại một nhóm vần đã học và nội dung rèn 4 kĩ năng lời nói gắn với các vần được ôn tập.
Trong các nhóm bài Học vần, kênh hình được chú trọng đặc biệt và được sử dụng có dụng ý.
Hoạt động tìm hiểu nội dung dạy học của phân môn Học vần bao gồm hai nhiệm vụ cụ thể:
- Phân tích cấu trúc chương trình và bố cục sách giáo khoa - phần Học vần.
- Tìm hiểu nội dung của các nhóm bài Học vần.
Nhiệm vụ của hoạt động 3
Nhiệm vụ 1. Phân tích cấu trúc chương trình và sách giáo khoa phân môn Học vần
1. Làm việc cá nhân
Đọc các TLTK sau, ghi chép các thông tin về chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt 1: số bài, số tiết học, các nhóm bài học vần, cấu trúc chung của mỗi nhóm bài, căn cứ sắp xếp các nội dung dạy học trong mỗi nhóm bài …
+ Tiếng Việt 1 - sách giáo khoa
+ Tiếng Việt 1 - sách giáo viên
+ “Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1”
........
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết