Phân tích tác phẩm Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen Viết văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm truyện lớp 10
Phân tích Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen gồm gợi ý cách viết kèm theo bài văn mẫu cực hay giúp các bạn tham khảo biết cách viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện hay.
Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen là một câu chuyện rất hay cảm động về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Nhân vật người mẹ trong truyện không chỉ là hình mẫu lý tưởng về tình mẫu tử mà còn là một biểu tượng của sự hy sinh và sức mạnh của tình yêu. Vậy sau đây là bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Người mẹ và Thần Chết mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân tích Nhà mẹ Lê, phân tích Nữ thần Lúa.
Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết của An-đéc-xen
Dàn ý phân tích Người mẹ và Thần Chết
Mở bài | Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nếu cảm nghĩ chung của em về truyện. H.C. Andersen (1805-1875) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới. Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra. Câu chuyện “Người mẹ và Thần Chết” được lược dịch từ truyện “The story of a mother” của nhà văn Đan Mạch Andersen, được dịch giả Nguyễn Văn Hải – Vũ Minh Toàn dịch, in trong bộ “Truyện cổ An-đéc-xen” tập 2, NXB Đà Nẵng – 1986. Câu chuyện “Người mẹ và Thần Chết” được lược dịch từ truyện “The story of a mother” của nhà văn Đan Mạch Andersen, được dịch giả Nguyễn Văn Hải – Vũ Minh Toàn dịch, in trong bộ “Truyện cổ An-đéc-xen” tập 2, NXB Đà Nẵng – 1986. Truyện đã ngợi ca sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. |
Thân bài | Tập trung chia sẻ cảm nghĩ mà em ấn tượng về nội dung và nghệ thuật của truyện - Nội dung: * Luận điểm 1. Người mẹ và Thần Chết trước hết được thể hiện ở phương diện nội dung. +Truyện xoay quanh hành trình tìm con của người mẹ khi đứa con bé bỏng bị Thần Chết bắt đi. Trải qua biết bao khó khăn gian khổ cùng những đớn đau người mẹ đã được đến chỗ ở của Thần Chết để tìm con.Thông qua hành trình tìm con của người mẹ tác giả đã ngợi ca sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. a. Tình huống truyện - Không gian: Mênh mông, rộng lớn, chìm ngập trong bóng tối - Thời gian: nối tiếp từ ngày này qua ngày khác, suốt mấy ngày đêm - Tình huống: Đứa con bị ốm, mẹ vừa thiếp đi vì mệt đã bị Thần Chết cướp mất con, vì vậy bà vội vã đi tìm => Tình huống truyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc và gợi nhiều trăn trở, suy tư. -> Chỉ với những chi tiết rất ngắn gọn, đơn giản nhưng câu chuyện đã mở ra tình tiết gay cấn, hấp dẫn, tràn đầy bí ẩn thu hút người đọc. b. Hành trình tìm con của người mẹ * Thử thách thứ nhất: Người mẹ phải ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó Chi tiết: + Ôm lấy cây gai: Mẹ sẵn sàng chấp nhận đau đớn để tìm thấy con. + Máu người mẹ rơi xuống khiến cây gai đơm hoa, mọc lá: tình mẫu tử cảm hoá được vạn vật, hồi sinh mọi thứ khô cằn, héo úa trong cuộc sống. * Thử thách thứ hai: Bà mẹ khóc đến khi đôi mắt rơi xuống + Mẹ đánh đổi đôi mắt hoá thành hai viên ngọc: hi sinh hết lòng vì con, tình mẹ cao quý, thiêng liêng. Với mẹ con chính là ánh sáng lung linh nhất mà mẹ có được ở cuộc đời này. + Hình ảnh: Bụi cây gai đầy tuyết, hồ sâu: Chỉ những khó khăn, trắc trở trên con đường đi tìm con, qua đó ẩn dụ cho những hi sinh, vất vả của những người mẹ trong đời phải gánh chịu. * Thử thách thứ ba: Bà mẹ đến nơi ở của Thần Chết. + Ngay cả Thần Chết lạnh lẽo cũng không làm bà mảy may run sợ. + Bà mẹ đã dứt khoát yêu cầu Thần Chết trả lại đứa con bé bỏng cho mình. + Tình yêu con là động lực thôi thúc bà hành động. + Cuộc sống của bà chỉ có ý nghĩa khi bà tìm thấy con, đòi được con. -> Khái quát:Từ những chi tiết trên ta hiểu được tình yêu con vô bờ bến của người mẹ. Vì con, mẹ có thể hi sinh cả cuộc sống của mình. Qua đó truyện ca ngợi sự hi sinh vĩ đại của những người mẹ trong cuộc đời này. Luận điểm 2: Phương diện nghệ thuật: - Truyện được kể ở ngôi thứ ba… - Cốt truyện đơn giản, hấp dẫn… - Tình huống truyện hấp dẫn lôi cuốn người đọc… - Nghệ thuật miêu tả nhân vật người mẹ thông qua cử chỉ hành động… |
Kết bài | - Khẳng định lại giá trị của truyện. - Cảm xúc hoặc lời nhắn gửi tới mọi người. |
Phân tích truyện Người mẹ và Thần Chết
Người mẹ và thần chết là một câu chuyện cảm động viết về tấm lòng người mẹ, người mẹ có thể làm tất cả, hi sinh tất cả vì con. Một câu chuyện buồn có đau ốm, bệnh tật, có đau thương, chết chóc, có rớm máu, hi sinh,… có tất cả nỗi đau cả về thể xác và tâm hồn. Song trên cả nỗi đau, điều đọng lại trong tâm trí của độc giả là tình mẫu tử thiêng liêng.
Truyện không bắt đầu bằng lối kể chuyện quen thuộc của truyện cổ tích mà đưa ngay người đọc vào tình huống bất ngờ : một người mẹ vừa bị mất con. Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết : con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết.
Thần Đêm Tối xuất hiện chỉ đường cho bà mẹ. Có điều, ở đây, bà mẹ đã khẩn khoản cầu xin thần chỉ đường đi tìm con, không phải thần xuất hiện và hoá phép cho con bà sống lại. Nhà văn An-đéc-xen đưa ta vào thế giới cổ tích và sáng tạo câu chuyện theo cách của riêng mình. Đây là sự kiện đầu tiên chuẩn bị để bà mẹ bước vào những thử thách lớn lao ở phía trước trên hành trình đi tìm con. Thần Đêm Tối đã đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen. Thần Đêm Tối nói cho bà biết, Thần Chết “chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi”. Đó là sự thật, không thể thay đổi, người chết không thể sống lại. Nhưng bà mẹ vẫn quyết tâm đuổi kịp Thần Chết.
Để bụi gai chỉ đường cho mình, không chút băn khoăn, bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà “ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó”, làm nó “đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá”, dĩ nhiên, gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Sự đau đớn về thể xác không hề làm bà nao núng.
Để hồ nước chỉ đường cho mình đến nơi ở của Thần Chết, bà làm theo lời của hồ nước, bà khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc. Và sau hai thử thách nghiệt ngã, phải đau đớn ứa máu, phải đánh đổi đôi mắt, bà đã đến nơi ở của Thần Chết.
Hình ảnh người mẹ khiến ta cảm phục và xúc động vô cùng. Người mẹ có thể làm tất cả, thậm chí đánh đổi sinh mạng của mình để cứu con. Nếu như ở đầu tác phẩm, người mẹ cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường thì kết thúc truyện, người mẹ không khẩn cầu mà dứt khoát yêu cầu Thần Chết trả lại đứa con bé bỏng cho mình. Khi đã vượt qua những thử thách ghê gớm, bà không hề có cảm giác đau đớn dẫu cho khắp người bị thương vì gai đâm, đôi mắt không còn,… Bởi còn gì đau đớn hơn nỗi đau mất con ? Ngay cả Thần Chết lạnh lẽo cũng không làm bà mảy may run sợ. Tình yêu con là động lực thôi thúc bà hành động. Cuộc sống của bà chỉ có ý nghĩa khi bà tìm thấy con, đòi được con.
Câu chuyện chỉ dừng ở đó. Liệu Thần Chết có trả con cho bà không bởi vì như lời của Thần Đêm Tối thì câu trả lời sẽ là không ? Còn bà mẹ, khi bà đã bước vào nơi ở của Thần Chết nghĩa là bà cũng không còn trên cõi trần nữa. Lòng yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con làm ta xúc động. Câu chuyện buồn đến vô cùng, tình mẫu tử cao cả đến vô cùng !
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
