Văn mẫu lớp 11: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ Những bài văn hay lớp 11
Văn mẫu lớp 11: Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa" là một trong những chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 tập 1.
Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường gồm dàn ý và bài văn mẫu hay nhất. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kỹ năng viết văn phân tích ngày một hay hơn. Đồng thời qua bài văn mẫu này các bạn biết cách trả lời câu hỏi 2 trang 43 Ngữ văn 11 tập 1. Vậy sau đây là bài văn mẫu Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường, mời các bạn cùng tải tại đây.
Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ
Dàn ý phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, bài thơ Vịnh khoa thi hương và dẫn dắt vào hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa".
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.
2. Thân bài
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ: hình ảnh người sĩ tử tham gia kì thi được miêu tả với nghệ thuật đảo ngữ, đặt tính từ “lôi thôi” lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả của những “nhân tài tương lai”. Hình ảnh thiếu nghiêm túc này đã phần nào đánh giá được thái độ của con người trước kì thi cũng như gián tiếp phản ánh một xã hội đầy bê bối, mục nát lúc bấy giờ.
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa: một lần nữa, nghệ thuật đảo ngữ, đặt tính từ “ậm ọe” lên đầu câu để nhấn mạnh thái độ, tác phong của quan trường trong kì thi tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Quan lại vốn là những người đã được tuyển chọn kĩ càng trong những nhân tài để đứng ra phụng sự đất nước nhưng trong câu thơ này, hình ảnh “ậm ọe, thét loa” đã giúp ta hình dung ra những viên quan bất tài, quen thói dọa nạt, không có khí chất thậm chí là có phần bần hèn. Hình ảnh này phản ánh thực tế nước nhà ở bối cảnh ấy, nơi mà những người bất tài làm quan lại.
→ Hai câu thơ tuy ngắn gọn được viết theo lối song hành, đối xứng nhau lột tả một cách chân thực nhất hình ảnh khoa thi của nước ta ở bối cảnh đó. Từ đây gián tiếp nói lên tâm trạng, thái độ quan ngại của tác giả trước những sứ mệnh quan trọng của đất nước và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho nền giáo dục nước nhà nói riêng và sự phát triển của tổ quốc nói chung.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa".
Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường
Kẻ sĩ xưa vốn không “Đề huề lưng túi gió trăng”, “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” như chàng Kim của Nguyễn Du thì cũng "đầu đội trời chân đạp đất" “Chí nam nhi nam bắc tây đông” như Nguyễn Công Trứ. Bởi vậy nên ta thấy lạ lắm, kì lắm cho những chàng sĩ tử trong bộ dạng thế này:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”
Những học trò của cửa Khổng sân Trình nhưng chẳng khác nào phường buôn thúng bán mẹt, đầu đường xó chợ. Tú Xương đã dùng phép đảo ngữ để đưa hai từ “Lôi thôi” lên trước, “lôi thôi” là luộm thuộm không gọn gàng. Hai từ ấy tạo ấn tượng về đám sĩ tử bệ rạc, ăn mặc lếch thếch, thật phường giá áo túi cơm hèn mọn, gắng lắm chỉ gánh nổi đôi hạt vừng nói chi đến đội trời đạp đất? Ăn mặc đã vậy, tác phong cũng thật lạ kì: “vai đeo lọ”. Lọ gì? Lọ mực chăng? (Nói đến sĩ tử có lẽ nào lại là lọ nước?) Từ “đeo” khiến dáng vẻ kẻ sĩ thêm nặng nề, kì cục, “đeo” là đeo vật gì nặng nề ra điều khó nhọc, nay đeo lọ mực thì cái dáng vẻ ấy vừa buồn cười lại vừa thêm bội phần luộm thuộm. Lọ mực nhỏ vậy mà đã "đeo" còn bút giấy không hiểu mang vác, khuân ôm thế nào? Ở đây có thể hiểu thêm một ẩn ý sâu xa của nhà thơ: việc học hành, ôn luyện chữ thánh hiền là một việc quá sức với những kẻ ngu ngốc, kệch cỡm như vậy. Nhưng mang mực đi đâu mà phải “đeo” như vậy?
“Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”
Nhắc đến quan trường là nhắc đến trường thi. Ra là những sĩ tử kia đi thi. Ta biết rằng việc thi cử trong xã hội xưa là một việc vô cùng quan trọng, cho cả kẻ sĩ, cho cả triều đình, đất nước bởi thi là để chọn ra người hiền tài giúp nước. Bởi vậy, trường thi luôn toát lên vẻ trang trọng, uy nghiêm. Nhưng trường thi này thì khác, đám sĩ tử thì lôi thôi, bệ rạc. Còn đám quan trường coi thi cũng chẳng hơn, “ậm oẹ”, “thét loa”. Tiếp tục dùng phép đảo ngữ, đưa từ “ậm oẹ” lên trước nhà thơ muôn tạo ấn tượng về những bậc quan chưa thấy người mà đã thấy tiếng. Không phải tiếng tăm, danh vọng chi mà là tiếng quan trường “thét loa” (gọi sĩ tử, thông báo, nhắc nhở,... điều gì đó) bằng thứ tiếng thét “ậm oẹ” - tiếng bị cản từ trong cổ họng nghe không rõ. Chỉ riêng từ “ậm oẹ” đã đủ bán đứng tư cách và phẩm giá vị quan trường. Đó là những kẻ "ăn không nên đọi nói chẳng nên lời" vậy sao có thể cai quản việc nước? Âm thanh “ậm oẹ” còn gợi liên tưởng đến tiếng người câm đang cố gào lên điều gì đó. Chỉ khác là ở đây quan trường không gào mà “thét”, “thét loa”. “Thét” để át đi những âm thanh ồn ã, lộn xộn nhộn nhạo hay “thét” để góp thêm vào sự hỗn loạn vốn có. Cái dáng vẻ ấy nhốn nháo thế nào, nó không có được sự nghiêm túc, chỉn chu, trang nghiêm cần có ở một vị quan.
Hình ảnh đám sĩ tử lôi thôi, bệ rạc và lũ quan trường lộn xộn, ồn ã đã gợi đến hình ảnh một buổi thi Hương lúc cuối mùa của Nho học, khi ngày tàn của chế độ phong kiến và thời điểm úa tàn của nền độc lập dân tộc trước sự xâm lăng của chủ nghĩa thực dân. Hình ảnh ấy mang giá trị tố cáo sâu sắc, đồng thời nó ẩn chứa một nỗi đau, một tiếng thở dài của Tú Xương.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 5
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích truyện Con chó xấu xí của Kim Lân
100+ -
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện Con chó xấu xí
100+ -
Nghị luận văn học Lời tiễn dặn (Dàn ý + 3 Mẫu)
10.000+ -
Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao trong đoạn trích Cái chết của con Mực
10.000+ -
Viết văn bản nghị luận về một phẩm chất của người học sinh
10.000+ -
Bài viết số 3 lớp 11 đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều
10.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích cái ngông của Tản Đà trong bài Hầu Trời
10.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (10 mẫu)
10.000+ 1 -
Nghị luận xã hội về Tình yêu tuổi học trò (3 Dàn ý + 27 mẫu)
100.000+ 1 -
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống (2 Dàn ý + 9 mẫu)
100.000+