Phân tích bài thơ Trưa hè của Anh Thơ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10
Phân tích bài thơ Trưa hè của Anh Thơ mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Trưa hè của Anh Thơ là bài thơ rất hay viết về đề tài thiên nhiên với những hình ảnh tượng trưng và cách miêu tả độc đáo. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Trưa hè trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Phân tích bài thơ Trưa hè của Anh Thơ
Anh Thơ được mệnh danh là nhà thơ của đồng quê, làng núi Việt Nam, tuổi thơ của bà gắn liền với phong cảnh làng quê yên bình, chính những điều này đã trở thành nguồn cảm hứng văn chương bất tận trong bà. Nhờ những cảm xúc ấy và tình yêu đặc biệt dành cho phong cảnh và cảnh đẹp quê hương đất nước, Anh Thơ đã viết nên tác phẩm Trưa hè để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ chính là những câu văn đặc sắc viết về khung cảnh làng quê tươi đẹp, bình dị kết hợp với yên ả.
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,
Các bà già đưa võng hát, thiu thiu...
Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.
Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ,
Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ
Của vài người cưỡi ngựa đến xua ngay.
Anh Thơ là nhà văn, nhà thơ của thôn quê Việt Nam. “Trưa hè” được trích từ tập thơ đầu tay của Anh Thơ đặt bút viết vào những năm 1941 - “Bức tranh quê”, thật đúng như tên gọi của nó ‘Bức tranh quê” chính là khung cảnh đẹp đẽ về làng quê. Bài thơ Trưa hè chính là một bài thơ xuất sắc của tập thơ trên. Nhan đề Trưa hè cũng chan chứa rất nhiều ý nghĩa, chỉ với hai chữ đơn giản nhưng người đọc đã cảm nhận được không khí oi bức, nóng nực của mùa hè. Đó là sự chuyển giao giữa những mùa nóng nhất trong năm. Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ kết hợp với những hình ảnh độc đáo, gợi ra cảm giác dễ chịu.
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Đến với khổ thơ đầu tiên, người đọc ấn tượng với khung cảnh làng quê vịnh Bắc Bộ tràn đầy những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm xúc độc đáo. Bầu trời được khắc họa một cách độc đáo, không một làn mây gợn trắng. Đặc biệt ở đây, tác giả còn vận dụng từ “trong biếc”, nếu các nhà thơ khác thường dùng từ ‘trong xanh” để miêu tả bầu trời thì Anh Thơ đã chọn cho mình một hướng đi khác, chính từ “trong biếc” đã làm nổi bật vẻ đẹp làng quê vì nó còn có sắc xanh lục kết hợp với sắc xanh của bầu trời. Cơn gió lộng nhè nhẹ thổi những cánh diều bay cao. Nhờ vào việc miêu tả khung cảnh bầu trời trong xanh và cao vời vợi, tác giả Anh Thơ đã làm nổi bật hình ảnh cây lựu đỏ, sắc đỏ không dừng lại ở đó mà còn được tô điểm bởi ánh nắng xinh đẹp lung linh, những chú bướm vàng “lơ đãng” lướt qua. Dù chỉ là lơ đãng nhưng lại tạo nên sự kết hợp tuyệt vời, khiến khung cảnh trưa hè in đậm trong trái tim bạn đọc.
Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,
Các bà già đưa võng hát, thiu thiu...
Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.
Khổ thơ thứ hai đã làm nổi bật sự hoang vắng và khó khăn, vất vả của con người trong ngôi làng nghèo. Chỉ với việc miêu tả những hình ảnh, tác giả đã khắc họa thành công khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè. Tiếng gà thì xao xác, các bà già đưa võng hát, những đĩ con ngồi buồn bắt chấy hay đàn ruồi hết hơi kêu,… Việc vận dụng các từ láy “xao xác, thiu thiu”, các động từ “ngồi lê, hết hơi kêu” đã cho thấy được sự buồn tẻ ở nơi đây. Các yếu tố của sự vắng vẻ, chán nản nhưng lại không kém phần yên bình đã tạo nên những gam màu đặc sắc cho bức tranh mùa hè.
Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ,
Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ
Của vài người cỡi ngựa đến xua ngay.
Đến với khổ thơ cuối cùng, một khung cảnh làng quê thiên nhiên sôi động được vẽ ra nhờ những chú chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay. Nhưng tương phản với chúng chính là tiếng nhạc đồng buồn tẻ và sự xuất hiện vô cùng bất ngờ của những người cưỡi ngựa. Trong khổ thơ thứ ba, người đọc có thể nhận ra sự thay đổi đồng thời là sự kiên nhẫn của thiên nhiên và còn là sự can thiệp vào thiên nhiên của con người. Các hình ảnh tượng trong bài thơ được vận dụng một cách độc đáo, qua đó người đọc không chỉ ấn tượng với bức tranh trưa hè giản dị, êm ả mà còn là tài năng của tác giả Anh Thơ. Con người can thiệp và làm chủ thiên nhiên là chi tiết vô cùng đặc sắc.
Bài thơ Trưa hè của Anh Thơ xứng đáng là bài thơ hay nhất viết về đề tài thiên nhiên với những hình ảnh tượng trưng và cách miêu tả độc đáo, dù thời gian có qua đi thì khung cảnh Trưa hè êm ả sẽ luôn mãi in đậm trong trái tim bạn đọc.