Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10
Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện được tư tưởng của bản thân và phê phán sâu sắc những hành vi hám sắc, cầu vinh của con người. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Thà Đui trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Phân tích bài thơ Thà Đui của Nguyễn Đình Chiểu
Được sinh ra và trưởng thành trong một thời kỳ chẳng mấy yên bình, Nguyễn Đình Chiểu từ lâu đã nảy sinh ra những suy nghĩ to lớn dù thân thể ông không cho phép. Khi mất đi đối mắt khi tuổi đời vừa chớm 20, ông bống ngộ ra được nhiều điều. Qua hoàn cảnh của bản thân, ông cũng lên tiếng mỉa mai những trường hợp “tuy không mù nhưng lại chẳng bằng người mù”. Điều này được thể hiện rõ qua tác phẩm Thà Đui của Nguyễn ĐÌnh Chiểu, thể hiện quan điểm của ông về một số vấn đề trong xã hội hiện tại.
Ngay từ những dòng đầu tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được nỗi hận của mình thông qua việc so sánh kẻ đui còn biết thờ phụng ông bà, những kẻ sáng mắt mà không để làm gì, đến cội nguồn cũng không nhớ. Đây là một điều đại kỵ trong phong tục thời cổ đại. Nhưng thực chất, cũng không thiếu những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, khiến cho toàn dân loạn lạc. Đây mới là điều đáng phỉ nhổ. Từ những việc nhỏ như không thờ phụng, tác giả cũng phê phán những thói xấu khác trong cuộc sống của con người.
Đó là việc theo văn hoá của nước ngoài, không coi trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc. Người ta bắt đầu chạy theo những thứ mới lạ mà bỏ quên đi văn hoá đất nước. Đây là một trong những thứ mà người thi nhân giữ gìn, là một đạo trong những đạo làm người. Đến một kẻ mất đi đôi mắt còn hiểu được đạo lý này, há là một người mắt sáng, đủ đầy?
Trong những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Đình Chiểu cũng liên tục phê phán những thói hư tật xấu khác của con người. Đó là tham tài, ham sắc và hay nịnh nọt. Đây được coi là những việc của kẻ tiểu nhân mới làm. Con người không hiểu được thế nào là đủ, không phân trắng đen phải trái. Chính vì vậy, lẽ đời mới xảy ra những điều đáng tiếc, những thứ đáng buồn. Đó không phải những người bất tài, vô dụng. Nhưng họ lại mang tài của mình làm việc khác. Nỗi uất hận của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm, rồi hạ xuống bằng câu thơ: Thấy rồi muôn việc trong trần/ Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta. Bởi trên thế gian có rất nhiều việc mà chúng ta chẳng thể quản được. Thứ mà tác giả có thể giữ được chính là cái tâm trong sáng, thay cho đôi mắt bị đui mù.
Bài thơ là sự tiếc nuối của một bậc anh tài trước thế sự trớ trêu. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh được cuộc sống và con người hủ bại của phong kiến lúc bấy giờ. Người có tài mà không có sức, người có sức nhưng lại tha hoá, chẳng đáng mặt người tài.