Những gợi ý trọng tâm cho môn Lịch Sử và Địa Lý thi THPT Quốc gia 2024 Gợi ý môn Lịch sử và Địa lý thi THPT quốc gia
Những gợi ý trọng tâm cho môn Lịch Sử và Địa Lý thi THPT Quốc gia 2024 sẽ hướng dẫn các em cách làm bài thi đạt điểm cao, nhờ đó các em sẽ tự tin bình tĩnh hơn khi tham gia vào kỳ thi THPT Quốc gia 2024.
Để bài thi Lịch sử, Địa lí của mình đạt điểm cao, các em cần nắm vững kiến thức trọng tâm, cơ bản, với môn Địa lý cần chú ý kĩ phần đọc Atlat, còn Lịch sử on kĩ các nội dung kiến thức về tổ chức quốc tế. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử.
Gợi ý ôn thi môn Lịch Sử và Địa Lý thi THPT Quốc gia 2024
Địa lý: đặc biệt chú ý kĩ năng đọc Atlat
Theo những chia sẻ của cô Bùi Thị Hương giáo viên luyện thi đại học môn Địa lý tại Hà Nội nhận định nội dung đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lý 12 với đầy đủ các phần lý thuyết (kiến thức Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Địa lý ngành kinh tế, Địa lý vùng kinh tế) và kỹ năng (kỹ năng làm việc với biểu đồ, bảng số liệu và kỹ năng làm việc với Atlat).
“So với đề thử nghiệm lần 2, đề thi tham khảo môn Địa lý lần 3 câu hỏi cũng có sự phân hóa ở 4 mức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao). Tuy nhiên, đề thi lần này khá hay và có khả năng phân loại học sinh rõ ràng hơn” – cô Hương nhận xét.
Theo cô Hương, với độ khó của đề, học sinh trung bình có thể làm được những câu có thể đọc kiến thức Atlat. Không khó để học sinh phổ thông làm được 7 – 8 – 8,5 điểm.
Để ôn tập hiệu quả hơn, sĩ tử cần lưu ý một số điều sau:
- Những học sinh mới bắt đầu ôn tập môn Địa lý nên chú trọng hơn vào kĩ năng Atlat vì có thể khai thác khá nhiều kiến thức làm bài tập từ cuốn “tài liệu” này.
- Những học sinh đã nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo khoa nên củng cố và rèn luyện thêm kĩ năng làm bài tập, luyện thêm đề thi thử để củng cố kiến thức, rèn luyện các bài tập khó cũng như có phản xạ nhanh hơn khi làm bài thi chính thức.
Môn Lịch Sử: Ôn kĩ các nội dung kiến thức về tổ chức quốc tế
- Hệ thống lại kiến thức có trong SGK: Vì đặc thù của môn lịch sử đó chính là phải chính xác, các bạn hãy ôn luyện theo từng mốc thời gian rồi từ đó phát triển các nội dung có liên quan. Với hình thức là thi trắc nghiệm nên việc đầu tiên bạn cần làm chính là hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức có trong sách giáo khoa theo giới hạn ôn tập của Bộ GD&ĐT.
- Không học tủ, học vẹt: học tủ ,học vẹt là một trong những sai lầm lớn nhất khi ôn tập môn Lịch sử. Trong đề thi sẽ có rất nhiều sự kiện, mốc thời gian gần giống nhau nên nếu không vững kiến thức chắc chắn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn.
- Sắp xếp các sự kiện lịch sử một cách hợp lý: điều này sẽ giúp các bạn vừa dễ nhớ mà vừa không bị nhầm lẫn. Khi nhớ được các trình tự này, bạn sẽ không còn mất bình tĩnh khi gặp đáp án nào cũng thấy quen mắt.
- Liên kết các kiến thức với nhau: Liên hệ kết nối những sự kiện lịch sử lớn của thế giới tác động đến Việt nam trong cùng thời kỳ. Bởi vì lịch sử Việt nam chính là một phần của lịch sử thế giới, do đó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động ở bên ngoài.
- Ôn tập bằng cách đặt ra những câu hỏi: khi ôn tập hãy luôn tự đặt ra những câu hỏi như: trong thời gian này sự kiện gì đã xảy ra, xảy ra như thế nào, gắn liền với ai/ tầng lớp/ gia cấp nào …? Bằng cách đặt câu hỏi như thế này sẽ giúp các bạn hình dung cụ thể về những vấn đề xoay quanh một sự kiện Lịch sử, không bị nhầm lẫn với các sự kiện khác.
- Thu thập kiến thức từ nhiều nguồn: bạn có thể ôn tập bằng việc trao đổi với bạn bè hay thông qua mạng xã hội như Youtube, Facebook…. Điều này sẽ khiến cho việc học Lịch sử trở lên hấp dẫn, thú vị, cuốn hút hơn. Trên Facebook có rất nhiều nhóm, diễn đàn liên quan đến Lịch sử. Còn trên Youtube, có các kênh riêng về Lịch sử được biên tập dưới dạng audio hay video để bạn có thể nghe, xem và nhớ các sự kiện, nhân vật… Xem những trận chiến, hình ảnh lịch sử, nhân vật lịch sử qua phim ảnh, video… chắc chắn sẽ dễ hình dung, dễ nhớ và nhớ lâu hơn so với những kiến thức khô khan trong sách vở.
- Tích cực luyện đề thi: việc này sẽ giúp các bạn làm quen cấu trúc đề, kiểm tra lại kiến thức đã học, nhớ bài lâu hơn và biết cách phân bố thời gian làm bài khoa học.
Để ôn tập một cách hiệu quả, các em phải cố gắng để nắm kiến thức một cách toàn diện và thấu hiểu được bản chất của vấn đề. Nắm chắc kiến thức sẽ giúp học sinh có phản xạ nhanh hơn khi đọc câu hỏi. Nếu không có sự ôn luyện kĩ càng sẽ rất khó để đạt điểm khá.
Phân bổ thời gian làm bài hợp lý
- Dành 10 phút đầu tiên để đọc kỹ đề bài, xác định mức độ khó dễ của các câu hỏi và phân bổ thời gian làm bài hợp lý.
- Nên dành nhiều thời gian hơn cho các câu hỏi ở mức độ vận dụng (5 điểm) và mức độ thông hiểu (3 điểm).
- Có thể dành ít thời gian hơn cho các câu hỏi ở mức độ nhận biết (2 điểm) nhưng vẫn đảm bảo trả lời chính xác.
Chúc các em thi tốt nhé!