Ngày vía Thần Tài năm 2024 là ngày nào?

Ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Ngày vía Thần Tài 2024 rơi vào thứ mấy? Nguồn gốc ngày vía Thần Tài ra sao? Ý nghĩa ngày vía Thần Tài như nào? Nên làm gì vào ngày vía Thần Tài? Đó chính là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, cần tìm lời giải đáp.

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được rất nhiều chủ hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp quan tâm để cầu may mắn, tài lộc, cả năm làm ăn thuận buồm xuôi gió. Chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để hiểu rõ hơn:

Ngày vía Thần Tài là ngày nào?

Ngày vía Thần Tài được coi là ngày quan trọng nhất trong năm với những người làm kinh doanh. Theo Âm lịch của người Việt thì ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Trong ngày vía Thần Tài, bên cạnh việc sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài thì hoạt động mua vàng cầu may cũng diễn ra rất sôi động, thu hút được sự chú ý của những người trong giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Theo quan niệm dân gian, mua vàng vào ngày vía Thần Tài là một cách cầu mong may mắn, thuận lợi đối với việc làm ăn trong năm mới.

Thực chất những người dân kinh doanh vẫn thường cúng Thần Tài hằng tháng thậm chí hằng ngày. Tuy nhiên, ngày 10 tháng Giêng vẫn luôn được cho là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm.

Ngày vía Thần Tài 2024 vào thứ mấy?

Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Năm 2024, ngày Thần Tài rơi vào Thứ Hai ngày 19 tháng 2 năm 2024 tính theo Dương lịch. Vào ngày này, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, bày biện mâm cúng để cảm tạ những phước lành mà Thần Tài mang đến cho năm trước và cầu mong sự may mắn về tài lộc cho năm sau.

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị những mâm lễ vật cùng bài văn khấn cúng Thần Tài thật chỉn chu và tươm tất, tỏ được lòng thành kính với Thần.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày vía Thần Tài

Nguồn gốc ngày vía Thần Tài

Sở dĩ ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch được chọn là ngày vía Thần Tài xuất phát từ một sự tích đã lưu truyền từ lâu. Sự tích kể rằng:

Dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên. Mọi người cũng lột hết sạch quần áo mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và cùng do bị va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai.

Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang xin ăn khắp nơi. Có cửa hàng nhà kia kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và rất thích ăn heo vịt quay, kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn.

Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng chuyển hết qua quán bên này ăn. Được một thời gian người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lang thang không tắm giặt.

Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện ngày xưa rất đông khách nay vắng hoe, thấy vậy thì liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại ùn ùn kéo đến ăn rất đông. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến hàng quán của mình ăn để khách đến đông, vậy nên mới có câu "Thần Tài gõ cửa".

Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua quần áo, mọi người dẫn Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời.

Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó, hóa thân Thần Tài là một người lang thang ăn xin quần áo rách rưới. Ngày Thần Tài bay về trời là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch.

Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng.

Người dân thường đi mua vàng trong ngày "vía thần tài" mùng 10 tháng Giêng, mong được may mắn tài lộc trong năm mới. Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần tài theo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón thần tài từ thiên đình về hạ giới. Lịch trình cụ thể là mùng 2 làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc), mùng 3 đón Tài thần (thần tài lộc), mùng 4 là đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới, mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng. Riêng với các cửa hàng kinh doanh thì cúng thần tài hàng ngày.

Ý nghĩa ngày vía Thần Tài

Qua sự tích ngày vía Thần Tài, chúng ta có thể cảm nhận được phần nào ý nghĩa quan trọng của ngày vía Thần Tài với những người làm ăn, kinh doanh. Đây không chỉ là dịp để những người làm ăn, buôn bán bày tỏ lòng thành kính vì Thần đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong "đổi vía", "lấy vía", tức là xin cái may mắn của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc.

Ngày vía Thần Tài nên làm gì?

Ngày 10/01 (âm lịch) không chỉ đơn thuần là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua; ngày vía Thần Tài còn là ngày với mong muốn được “đổi vía” – khi có vía của vị Thần tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

Cũng theo truyền thống văn hóa trong dân gian, vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mọi nhà sẽ rộn ràng đi sắm đồ lễ cúng với mong muốn lấy vía Thần Tài để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Một trong những thói quen tồn tại bấy lâu này của người dân Việt mỗi khi đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính là đi mua vàng để thể hiện mong muốn được “buôn may bán đắt”.

Việc mua vàng trong ngày này đã gần như trở thành phong tục không thể thiếu và cũng có thể dễ dàng hiểu bởi lẽ vàng chính là biểu tượng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý.

Mâm cúng ngày vía thần Tài gồm những gì?

Theo truyền thống, mâm cúng vía thần Tài gồm có các lễ vật: Nến, hương, nước (3 chén), rượu (3 chén), gạo tẻ (1 đĩa), muối (1 đĩa), tiền vàng mã, hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau, mâm cỗ mặn (tùy từng gia đình).

Đặc biệt, trong mâm cúng ngày vía thần Tài thường có bộ tam sên.

Bộ tam sên (tam sinh, tam sanh) là một nét văn hoá đặc biệt của người dân Nam Bộ trong phong tục cúng thần Tài; biểu trưng cho Thổ - Thuỷ - Thiên, được hiểu là 3 loài vật sinh sống ở 3 môi trường hoàn toàn khác nhau, mang ý nghĩa linh thiêng trong nghi lễ cúng bái.

Bộ tam sên gồm có:

  • 1 miếng thịt lợn - đại diện cho loài sống trên cạn. Thịt lợn có thể luộc hoặc quay nhưng phải có cả mỡ, nạc, da.
  • 1 con cua hoặc 3 con tôm - đại diện cho những sinh vật sống dưới nước
  • 1 hoặc 3 quả trứng vịt - đại diện cho loài vật bay trên bầu trời.

Bộ tam sên không chỉ dùng trong ngày cúng vía thần Tài mà còn được bày trong các lễ cúng khai trương, động thổ, cúng thổ thần, thuỷ thần,vv.

  • 331 lượt xem
👨 Trịnh Thị Thanh Cập nhật: 19/02/2024
Xem thêm: Ngày vía Thần Tài
1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Thảo Lê
    Thảo Lê Helo Bạn cho mình xin giáo án hoạt động trải nghiệm 10 sách kết nối HKII với
    Thích Phản hồi 31/01/23
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm