Mức phạt mới về lao động, BHXH từ 2022
Ngày 17/01/2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Theo đó, quy định cụ thể, chi tiết 20 mức phạt mới về lao động, BHXH từ 2022 mà doanh nghiệp nào cũng cần phải biết. Ngoài ra quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương, mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực cho thuê lại lao động. Mời các bạn hãy cùng Eballsviet.com theo dõi bài viết dưới đây để nắm được toàn bộ mức phạt và các lỗi vi phạm nhé.
Tổng hợp mức phạt mới về lao động, BHXH từ 2022
STT | Lỗi vi phạm | Nghị định 12/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 17/01/2022) | Nghị định 28/2020/NĐ-CP Trước đây |
1 | Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | 15 - 30 triệu đồng (Khoản 3 Điều 11) | Không quy định |
2 | Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động | 50 - 75 triệu đồng (Điểm b khoản 4 Điều 11) | Không quy định |
3 | Không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật Lao động | 01 - 03 triệu đồng (Khoản 1 Điều 12) | Không quy định |
4 | Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật | 50 - 75 triệu đồng (Điểm a khoản 2 Điều 14) | 20 - 25 triệu đồng (Điểm a khoản 2 Điều 13) |
5 | Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép | 50 - 75 triệu đồng (Điểm b khoản 2 Điều 14) | 20 - 25 triệu đồng (Điểm b khoản 2 Điều 13) |
6 | Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng | 50 - 75 triệu đồng (Điểm a khoản 2 Điều 14) | Không quy định |
7 | Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng | 05 - 10 triệu đồng (Điểm a khoản 1 Điều 17) | 02 - 05 triệu đồng (Điểm a khoản 1 điều 16) |
8 | Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định | 05 - 10 triệu đồng (Điểm d khoản 1 điều 17) | Không quy định |
9 | Không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc | 01 - 03 triệu đồng (Khoản 1 Điều 19) | 500.000 - 01 triệu đồng (Khoản 1 Điều 18) |
10 | Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động | 20 - 40 triệu đồng (Điểm b khoản 3 Điều 19) | 10 - 15 triệu đồng (Điểm b khoản 3 Điều 18) |
11 | Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định | 20 - 40 triệu đồng (Điểm c khoản 3 Điều 19) | 10 - 15 triệu đồng (Điểm c khoản 3 Điều 18) |
12 | Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: nghỉ ốm đau; nghỉ điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ; đang bị tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động | 20 - 40 triệu đồng (Điểm đ Khoản 3 Điều 19) | Không quy định |
13 | Không bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo một trong các trường hợp sau: tuyển dụng; bố trí; sắp xếp việc làm; đào tạo; thời giờ làm việc; thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương; các chế độ khác | 05 - 10 triệu đồng (Điểm a khoản 1 điều 28) | Không quy định |
14 | Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh | 10 - 20 triệu đồng (Điểm d khoản 2 Điều 28) | 500.000 - 01 triệu đồng (Điểm b khoản 1 Điều 27) |
15 | Không lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc khi sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên | 10 - 20 triệu đồng (Điểm l khoản 2 Điều 28) | Không quy định |
16 | Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc | 20 - 25 triệu đồng (Điểm c khoản 2 Điều 29) | 10 - 15 triệu đồng (Điểm b khoản 2 Điều 28) |
17 | Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm | 20 - 25 triệu đồng (Điểm d khoản 2 Điều 29) | 10 - 15 triệu đồng (Điểm c khoản 2 Điều 28) |
18 | Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | 50 - 75 triệu đồng (Khoản 4 Điều 30) | Không quy định |
19 | Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định | 01 - 03 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa là 75 triệu đồng (Khoản 3 Điều 39) | 500.000 - 01 triệu đồng (Điểm b khoản 2 Điều 38) |
20 | Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung | 10 - 20 triệu đồng/hồ sơ vi phạm nhưng tối đa là 75 triệu đồng (Khoản 2 Điều 40 |