Mẫu nhận xét môn Tin học theo Thông tư 27 Lời nhận xét học bạ năm 2024 - 2025

Mẫu nhận xét môn Tin học theo Thông tư 27 mang tới những lời nhận xét, đánh giá, giúp thầy cô tham khảo để ghi vào vào sổ học bạ năm học 2024 - 2025 theo quy định mới nhất.

Từ năm học 2024 - 2025, tất cả các khối lớp từ 1 đến lớp 5, sẽ đánh giá theo Thông tư 27. Với những lời nhận xét, bảng nhận xét năng lực Tin học, thầy cô dễ dàng nhận xét thật công bằng, sát sao cho từng học sinh. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm lời nhận xét các môn, nhận xét năng lực phẩm chất để hoàn thiện sổ sách của mình.

Lời nhận xét môn Tin học lớp 4 theo Thông tư 27

Mẫu 1

  • Em gọi được tên các thiết bị máy tính thông dụng.
  • Em chọn và mở được biểu tượng bằng chuột.
  • Em biết được các dạng thông tin xung quanh.
  • Em biết cách đặt tay lên bàn phím.
  • Em đặt được các ngón đúng vị trí trên hàng cơ sở.
  • Em thao tác tốt với bàn phím.
  • Em sử dụng bàn phím nhanh nhẹn và linh hoạt.
  • Em sử dụng thành thạo chuột máy tính.
  • Em nhận biết được sự tham gia điều khiển của máy tính trong cuộc sống.
  • Em di chuyển và ghép hình phù hợp yêu cầu.
  • Em phân biệt tốt giữa nháy chuột và nháy đúp chuột khi thao tác.
  • Em biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.
  • Em chơi được trò chơi ở mức đơn giản.
  • Em thực hiện được trò chơi ở mức độ khó.
  • Em nhận biết được các biểu tượng của phần mềm trò chơi.
  • Em luyện tập các trò chơi thành thạo.
  • Em cần lựa chọn mức độ trò chơi trước khi chơi.
  • Em biết cách thực hiện trò chơi.
  • Em thao tác với chuột nhanh nhẹn.
  • Em biết tô màu theo mẫu.
  • Em vẽ được các hình đơn giản theo mẫu.
  • Em biết phối hợp các công cụ để vẽ hình đơn giản.
  • Em biết thực hiện việc di chuyển hình trong Paint.
  • Em hoàn thành đầy đủ các nội dung ôn tập.
  • Em hoàn thành bài kiểm tra khá.
  • Em biết cách gõ 10 ngón ở các hàng phím.
  • Em nhập được các phím vào văn bản theo quy tắc gõ 10 ngón.
  • Em nhận biết được phần mềm hỗ trợ gõ tiếng việt Unikey.
  • Em biết cách gõ dấu thanh trong Word.
  • Em làm bài thi tốt, cần chú ý quy tắc gõ 10 ngón.
  • Em thực hiện được các yêu cầu trong phần mềm học tập.
  • Em hoàn thành khá nội dung môn học.

Mẫu 2

Điểm 101Hiểu bài, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.
2Hiểu bài, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống.
3Chủ động nắm bắt và ghi nhớ kiến thức tốt.
4Tích cực, chủ động tiếp thu bài học.
5Biết thu thập thông tin từ tình huống
Điểm 96Nắm vững kiến thức đã học và biết liên hệ trả lời câu hỏi.
7Nắm vững kiến thức đã học và biết liên hệ trả lời câu hỏi.
8Chăm học, hoàn thành tốt nội dung các bài đã học.
9Chăm học, hoàn thành tốt nội dung các bài đã học.
10Hoàn thành tốt kiến thức, kĩ năng của môn học.
Điểm 811Học khá, biết vận dụng bài học vào thực tiễn.
12Học khá, biết vận dụng bài học vào thực tiễn.
13Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
14Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
15Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học.
Điểm 716Hoàn thành các yêu cầu nội dung chương trình.
17Hoàn thành các yêu cầu nội dung chương trình.
18Hoàn thành các yêu cầu học tập của môn học.
19Hoàn thành nội dung kiến thức môn học.
20Hoàn thành nội dung kiến thức môn học.
Điểm 621Nắm được kiến thức kĩ năng của môn học nhưng cần tích cực hơn.
22Nắm được kiến thức kĩ năng của môn học nhưng cần tích cực hơn.
23Cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhiều hơn.
24Cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhiều hơn.
25Cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nhiều hơn.
Điểm 526Cần tích cực chủ động trong học tập hơn.
27Cần tích cực chủ động trong học tập hơn.
28Cần tích cực chủ động trong học tập hơn.
29Cần tích cực chủ động trong học tập hơn.
30Cần tích cực chủ động trong học tập hơn.
DƯỚI 531Chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng của môn học.
32Chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng của môn học.
33Chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng của môn học.
34Chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng của môn học.
35Chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng của môn học.

Mẫu nhận xét môn Tin học lớp 3 theo thông tư 27

- Hoàn thành:

  • Em tiếp thu nhanh kiến thức được dạy;
  • Em có kỹ năng đánh bàn phím tốt;
  • Em có tinh thần tự giáo học tập;
  • Em có kỹ năng soạn thảo tương đối tốt;
  • Thực hành đầy đủ yêu cầu của thầy cô;
  • Em thực hành tốt kỹ năng vẽ hình, phối màu trên máy tính;
  • Em hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập;
  • Em tích cực giúp đỡ bạn cùng tiến bộ;
  • Em có ý thức tự học;
  • Em rất nhanh nhạy với máy tính và internet;
  • Em chấp hành tốt nội quy phòng máy;
  • Biết bảo vệ tài sản công;
  • Hiểu bài nhanh thực hành tốt;

- Chưa hoàn thành:

  • Khả năng tiếp thu về máy tính kém;
  • Thực hành chưa tốt phần đánh máy và soạn thảo văn bản;
  • Thường xuyên quên bài tập được giao;
  • Tiếp thu chậm;

Bảng nhận xét môn Tin học - Năng lực Tin học lớp 3

Môn họcNăng lực đặc thù
Nêu được vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hàng ngày đối với việc ra quyết định của con người.Nhận diện, phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị kĩ thuật số thông dụng;
Nhận biết được trong ví dụ của giáo viên, cái gì là thông tin và đâu là quyết định.Thực hiện được một số thao tác cơ bản với phần mềm hỗ trợ học tập, vui chơi, giải trí trên một số thiết bị kĩ thuật số quen thuộc.
Nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.Nêu được sơ lược lí do cần bảo vệ và biết bảo vệ thông tin số hoá của cá nhân, biết và thực hiện được quyền sở hữu trí tuệ ở mức đơn giản.
Nhận ra được Thông tin thu nhận và được xử lí là gì, kết quả của xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.Biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng thiết bị kĩ thuật số (thao tác đúng cách, bố trí thời gian vận động và nghỉ xen kẽ,...).
Nêu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Bộ óc của con người là một bộ phận xử lí thông tin.Biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng thiết bị kĩ thuật số (thao tác đúng cách, bố trí thời gian vận động và nghỉ xen kẽ,...).
Nêu được: Cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc,
Nhận ra được trong ví dụ của giáo viên, máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.Tìm được thông tin trong máy tính và trên Internet theo hướng dẫn;
Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng.Biết sử dụng tài nguyên thông tin và kĩ thuật của ICT để giải quyết một số vấn đề phù hợp với lứa tuổi.
Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa.Sử dụng được một số phần mềm trò chơi hỗ trợ học tập, phần mềm học tập;

Mục tiêu của chương trình GDPT môn Tin học cấp Tiểu học

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn tin học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ mục tiêu cấp tiểu học của chương trình giáo dục phổ thông môn tin học như sau:

- Chương trình môn Tin học ở cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với công nghệ kĩ thuật số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn Tin học ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là:

- Bước đầu hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Hình thành nhu cầu thu thập, sử dụng thông tin, ý tưởng điều khiển máy tính thông qua việc tạo chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình trực quan.

+ Giúp học sinh sử dụng phần mềm tạo ra được những sản phẩm số đơn giản như một văn bản ngắn, thiệp chúc mừng, đoạn hoạt hình vui,...

+ Giúp học sinh bước đầu quen với công nghệ kĩ thuật số thông qua việc sử dụng máy tính để vui chơi, học tập, xem và tìm kiếm thông tin trên Internet; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong sử dụng máy tính; biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng máy tính, bước đầu có ý thức phòng tránh những tác hại khi sử dụng Internet và ý thức tôn trọng bản quyền.

Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 là gì?

Căn cứ Điều 3 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như sau:

Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm