Mẫu bài dạy minh họa môn Mỹ thuật Tiểu học Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Mĩ thuật Tiểu học
Mẫu bài dạy minh họa môn Mỹ thuật Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm mẫu bài dạy minh họa Tiểu học Mô đun 3 tổng hợp các môn trong chương trình tập huấn Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật Mô đun 3 Tiểu học
I. Mục tiêu
* KT: HS nhận biết và sử dụng được hình dáng, màu sắc và phối hợp để tạo nên một sản phẩm tạo hình liên quan đến các sự vật, cảnh vật thiên nhiên xung quanh.
* KN: HS thực hiện các thao tác vẽ hình, tô màu, sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy tạo thành 1 bức tranh có chủ đề thiên nhiên xung quanh.
* Thái độ: HS yêu quý, nâng niu, giữ gìn cây cỏ, hoa lá, biết bảo vệ môi trường xung quanh bằng thái độ và hành động cụ thể.
* PC và NL cần hình thành và phát triển qua bài học:
- Hình thành PC “chăm chỉ” thông qua việc thực hiện bài tập; thông qua việc tái hiện những việc thường xuyên phải làm để giữ gìn sạch sẽ, bảo vệ và tô điểm cho môi trường cuộc sống xung quanh.
- Hình thành và phát triển NL “tự chủ và tự học” thông qua việc tự suy nghĩ và tái hiện về đặc
điểm các sự vật, hiện tượng xung quanh; NL “Giải quyết vấn đề và sáng tạo” trong các hoạt động vẽ tạo hình của cá nhân.
- Hình thành các NL đặc thù môn mĩ thuật: sử dụng các dụng cụ học vẽ: bút chì, bút màu… và trải nghiệm các cách thức tạo hình: vẽ nét, tô màu… tạo ra môt bức tranh. Từ đó, học sinh đọc được đúng tên của một số màu quen thuộc, biết cách thể hiện suy nghĩ của bản thân về các sự vật hiện tượng thông qua vẽ tạo hình trên mặt phẳng 2 chiều.
- Qua bài học, hình thành các năng lực: giao tiếp và hợp tác, của năng lực: tự chủ và sáng tạo. Năng lực nhận thức thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ
II. Giải pháp tạo hình và phương tiện, đồ dùngthiết bị dạy – học
- Tạo hình sản phẩm 2D
- GV hướng dẫn HS sử dụng giấy trắng, màu vẽ, bút chì… và các vật liệu khác liên quan để thực hiện nhiệm vụ tạo hình.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua bài học
- Đánh giá đầu vào để biết được năng lực của học sinh:
- Nhận biết và phân biệt các màu sắc khác nhau;
- Khả năng quan sát và ghi nhớ các hình ảnh cuộc sống xung quanh;
- Kỹ năng sử dụng bút màu, kỹ năng tô màu.
- Đánh giá quan sát quá trình thực hành bài tập của học sinh để đưa ra nhận định về:
- Mức độ đạt được của năng lực: giao tiếp và hợp tác. Mức độ đạt được của năng lực: tự chủ và sáng tạo.
- Mức độ đạt được của năng lực: Nhận thức thẩm mĩ. Mức độ đạt được của năng lực: Sáng tạo thẩm mĩ
- Đánh giá qua tiêu chí để xác định học sinh đạt được những mức nào của các năng lực đã đặt ra trong mục tiêu bài học.
- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá để hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Thời lượng | Các hoạt động học/phương pháp đánh giá phẩm chất và năng lực | Hoạt động của GV (Nói/Làm) | Hoạt động của HS | Đánh giá và công cụ đánh giá |
Tổ chức thi đố vui “Nhận biết màu sắc xung quanh” cây/màu xanh lam/màu tím/màu nâu. (chú ý: bắt đầu bằng những màu dễ nhận biết, về sau sẽ gọi tên những màu dễ nhầm lẫn) - GV dán một vài bức tranh có các màu khác nhau lên bảng (Powerpoint), lần lượt cho học sinh gọi tên 5 màu đó. (Chú ý: Mỗi bức tranh có bông hoa có màu đỏ/ tranh áo dài Huế có màu tím…) | Hoạt động cá nhân: Chọn và giơ lên cao bút chì (sáp màu) đúng như Đọc tên màu của | - GV ghi lại những học sinh không nhận biết được màu sắc khi chọn bút và giơ lên hoặc khi giáo viên chỉ các màu trên tranh mà không gọi tên ra được. - GV tập trung hỗ trợ những học sinh chưa có năng lực nhận ra được màu sắc. | ||
Khám phá/ Đánh giá quan sát | Hoạt động theo nhóm nhỏ và thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao. | Quan sát, ghi nhớ và xác định được những học sinh có/ không có năng lực giao tiếp và hợp tác/ tự chủ và sáng tạo | ||
Thực hành, | Thực hành vẽ một bức tranh có chủ đề “Thiên nhiên” bằng bút chì màu (sáp màu) trên |
Thời lượng | Các hoạt động học/phương pháp đánh giá phẩm chất và năng lực | Hoạt động của GV (Nói/Làm) | Hoạt động của HS | Đánh giá và công cụ đánh giá |
khổ giấy A4 | ||||
Quan sát và ghi chép vào “Sổ theo dõi học sinh” một số hành vi cá biệt của học sinh liên quan đến năng lực: nhận thức thẩm mĩ; năng lực sáng tạo thẩm mĩ) | Ghi nhớ và đánh | |||
Vận dụng/sáng tạo: Tổng kết, đánh giá kết quả học tập/ Phối hợp | - Hướng dẫn học sinh trưng bày kết quả học tập. - Đề nghị cả lớp quan sát bài làm của các bạn đã trưng bày và tự nói về bức tranh của mình cho cả lớp. | Học sinh dán bài vẽ của mình lên - Học sinh quan sát bài của cả lớp và trình bày bức tranh của mình trước lớp |