Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống Nội dung ghi nhớ KHTN 7

Lý thuyết môn Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Tóm tắt lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức được biên soạn chi tiết đầy đủ toàn bộ lý thuyết của 38 bài học có trong chương trình sách giáo khoa mới. Thông qua tài liệu này giúp học sinh dễ dàng soạn và làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7. Đồng thời đây cũng là tài liệu tự học ở nhà rất tốt với các bạn học sinh.

Lý thuyết KHTN 7 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước: (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu; (2) Hình thành giả thuyết; (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết; (4) Thực hiện kế hoạch; (5) Kết luận.

2. Kĩ năng học tập môn KHTN

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

3. Một số dụng cụ đo

  • Dao động kí là thiết bị có thể hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian).
  • Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian.

Bài 2: Nguyên tử

1. Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr

Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất.

  • Mô hình Rutherford – Bohr: Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tương tự như các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
  • Nguyên tử trung hòa về điện: Trong nguyên tử, số proton bằng số electron.

2. Khối lượng nguyên tử

Khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử, được tính theo đơn vị quốc tế amu.

Bài 3: Nguyên tố hóa học

1. Nguyên tố hóa học

  • Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.
  • Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

Các nguyên tố hóa học có vai trò rất quan trọng đối với sự sống và phát triển của con người.

2. Kí hiệu hóa học

  • Kí hiệu hóa học được sử dụng để biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
  • Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).

Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn:

  • Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tang dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.
  • Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
  • Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được sắp xếp thành một cột.

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo gồm các ô nguyên tố, chu kì và nhóm.

  • Tập hợp các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử theo hàng ngang được gọi là chu kì. Các nguyên tố trong chu kì được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.
  • Tập hợp các nguyên tố hóa học theo cột dọc, có tính chất hóa học tương tự nhau và sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân được gọi là nhóm.

3. Các nguyên tố kim loại

Hơn 80% các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại, bao gồm một số nguyên tố nhóm A và tất cả các nguyên tố nhóm B.

4. Các nguyên tố phi kim

Các nguyên tố phi kim bao gồm:

- Nguyên tố hydrogen ở nhóm IA.

- Một số nguyên tố nhóm IIIA và IVA.

- Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA.

5. Nhóm các nguyên tố khí hiếm

Nhóm cuối cùng của bảng tuần hoàn là nhóm các nguyên tố khí hiếm (nhóm VIIIA).

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

1. Phân tử

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

2. Đơn chất

Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.

3. Hợp chất

Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học.

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

1. Vỏ nguyên tử khí hiếm

Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron.

2. Liên kết ion

  • Liên kết ion là liên kết giữa ion dương và ion âm.
  • Các ion dương và ion âm đơn nguyên tử có lớp electron ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.

3. Liên kết cộng hóa trị

  • Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử.
  • Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa hai nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim.

4. Chất ion, chất cộng hóa trị

  • Chất được tạo bởi các ion dương và các ion âm được gọi là chất ion.
  • Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị.
  • Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.

5. Một số tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị

  • Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.
  • Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi kém bền với nhiệt; một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

Bài 7: HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA TRỊ

1. Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năngliênkết củanguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử.

2. Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và sốnguyêntử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.

3. Công thức hóa học

  • Công thức hóa học dung để biểu diễn chất, gồm một hoặc nhiều kí hiệunguyêntố và chỉ số ở phía dưới, bên phải ký hiệu.
  • Công thức chung của phân tử có dạng: AxBy ,…
  • Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số liệu nguyêntửcủamỗinguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó, có thể tính được khối lượng phân tử.

4. Tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất

  • Với hợp chất AxBy, ta có\% A=\frac{K L N T(A) \times x}{K L P T\left(A_x B_y\right)} \times 100 \%\(\% A=\frac{K L N T(A) \times x}{K L P T\left(A_x B_y\right)} \times 100 \%\)
  • Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%.

5. Xác định công thức hóa học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử

Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát);

Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất;

Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm.

Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị

Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát).

Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hóa trị, chuyển thànhtỉ lệ các chỉ số nguyên tử.

Bước 3: Xác định số nguyên tử (những số nguyên đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hóa học cần tìm

Tải file tài liệu để xem thêm lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm