Lời dẫn chương trình Trung thu trường Mầm non Lời dẫn Đêm hội Trăng Rằm 2023 cho bé
Dưới đây là 3 mẫu Lời dẫn chương trình Trung thu trường Mầm non để các thầy cô giáo chuẩn bị cho ngày Trung Thu 2023 sắp tới. 3 mẫu lời dẫn Đêm Hội Trăng Rằm được viết theo những phong cách khác nhau sẽ mang đến những chọn lựa phù hợp cho các trường mâm non tư cũng như trường mầm non công lập.
Với 2 mẫu lời dẫn Đêm hội Trăng Rằm hay, đầy đủ nội dung sẽ giúp các bạn chủ động được nội dung dẫn trong chương trình. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu mẫu tiểu phẩm, trò chơi dân gian, những câu đố vui để niềm vui của các em thêm trọn vẹn. Vậy mời các bạn cùng tải miễn phí:
Lời dẫn Đêm hội Trăng Rằm 2023 cho bé
Lời dẫn chương trình Trung thu Mầm non mới nhất
I. Chú Cuội, chị Hằng, Bờm xuất hiện
Từ trong cánh gà Cuội bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên:
Ôi! Sao hôm nay lại có nhiều các bé thiếu nhi thế này nhỉ? Thế các bé có biết mình là ai không? Là ai? Là ai nào?
À, đúng rồi, mình là chú Cuội !!! Các bé chờ mình một tí nhé! Sao giờ này Chị Hằng còn chưa tới nhỉ ? (Xem đồng hồ rồi lấy iPhone ra gọi chị Hằng).
Alo ! Chị Hằng ạ ! Lại tắc đường à chị ??? Huhu
Huhu Chị Hằng không chơi với em ! Huhu (ngồi khóc)
Chị Hằng xuất hiện:
Cuội ơi, chị đây, sao lại khóc thế này? (Quay xuống các bé): Thôi đừng khóc nữa các bé lêu lêu kìa? Lêu lêu chú Cuội khóc nhè kìa !!! Thôi nín đi rồi chị sẽ dẫn e xuống trần gian.
Cuội: Xuống trần gian làm gì hả chị?
Chị Hằng: Xuống trần gian để dự đêm liên hoan “Vui Tết trung thu” cùng các bé thiếu nhi đấy e ạ!
Cuội: Ôi vui quá, vui quá! Thế là được đi chơi cùng các bé thiếu nhi à chị?
Chị Hằng: Đúng rồi em ạ, mình sẽ được chơi những trò chơi và được phá cỗ nữa...
Cuội: Hay quá, thế để em gọi bạn Bờm đi cùng cho vui nhé!
(Cuội quay xuống khán giả): thế các bé có biết bạn Bờm không nào?
Vậy một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng bạn Bờm nào? (Bờm ăn mặc hài hước, dáng đi gây cười). Bờm (cầm kẹo mút trên tay): Thế các bé có muốn nghe hát không nào? Vậy thì Bờm cùng chị Hằng và chú Cuội sẽ hát tặng các bé một bài hát nhé (hát bài 2 con thằn lằn con).
II. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Cuội: Các bé thân mến, hàng năm cứ vào dịp tết trung thu, từ các ngõ ngách thôn quên đến những khu phố sầm uất trên khắp đất nước, các bạn thiếu nhi đều náo nức rước đèn phá cỗ.
Chị Hằng: Hòa chung cùng niềm vui đó, hôm nay, các ông bà, bố mẹ của trường tiểu học kết hợp với Cung trăng của chị Hằng và chú Cuội tổ chức chương trình “Vui hội trăng rằm” cho các con ngoan ngoãn, học giỏi, xinh đẹp của trường tiểu học. Các con có thích không nào?
Cuội và chị Hằng: Đến dự với chương trình của chúng ta ngày hôm nay, chú Cuội và chị Hằng xin được trân trọng giới thiệu sự có mặt của các vị khách quý. (Giới thiệu các đại biểu).
Bên cạnh đó là sự có mặt của các bố, các mẹ và các bạn thiếu nhi trong hội trường lớn. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật to để bắt đầu chương trình nào các bé.
Chị Hằng: Các bé thân mến, lúc sinh thời Bác Hồ có lời dạy thiếu nhi rằng:
“ Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Vậy những bé nào trong hội trường của chúng ta đã biết ăn ngoan, ngủ say, học tập tốt, thường xuyên được ông bà cha mẹ và thầy cô khen khen thì giơ tay lên cho chị Hằng xem nào.
Cuội: Ồ, các bé giơ tay nhiều quá kìa chị Hằng. Như vậy chứng tỏ là các bạn nhỏ của chúng ta rất biết nghe lời Bác Hồ dạy phải không nào? Và em biết một bí mật này chị Hằng ạ. Trong năm học vừa qua, có hai em học sinh của Khoa Ngữ văn đã đạt được thành tích học tập cực kì đáng khen. Chị Hằng có biết 2 em ấy là ai không?
Chị Hằng: Ồ, chị Hằng không biết. Cuội mau nói tên hai em ấy cho chị Hằng và các bạn nhỏ biết đi.
Cuội: À, hai bạn ấy chính là bạn.... Hai bạn đã nỗ lực hết mình vượt khó học tốt trong năm học qua. Vậy hai bạn ấy có xứng đáng được nhận quà không nào?
Chị Hằng : Sau đây, xin trân trọng kính mời ....sẽ lên trao 2 suất quà cho 2 em .... để khích lệ tình thần vượt khó học tốt của hai bạn nhỏ. Mời hai em lên sân khấu nhận phần quà của mình.
Cuội : Xin trân trọng cảm ơn. Các bé thân mến, các em hãy luôn ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ và học tập thật chăm chỉ nhé. Bé nào ngoan và học tập tốt thì trung thu năm sau, chú Cuội và chị Hằng sẽ trao thật nhiều phần thưởng cho các bé đó. Các bé có đồng ý không nào ?
Phá cỗ chơi trò chơi
Chị Hằng: Các bé thân mến! Bây giờ mặt trăng đã lên cao trên bầu trời rồi. Chị em mình hãy cùng phá cỗ, ăn bánh kẹo và chơi trò chơi nhé.
Trước hết, chúng ta sẽ cùng thưởng thức những tiết mục văn nghệ độc đáo của chính các bạn nhỏ trong chương trình hôm nay nhé.
Tiết mục 1: Trung thu đến ở đâu đâu ta cũng nghe trống lân rộn ràng như thúc giục người xem, và bài hát “ Đêm trung thu” do chú Xuân Thu sáng tác lại thể hiện không khí vui tươi của đêm trung thu gồm có tiếng trống, con sư tử, ánh trăng vàng… Sau đây đội ca nhí của trường .... sẽ thể hiện, xin 1 tràn pháo tay cổ vũ các ca sĩ nhí.
Chúng ta vừa nghe một bài hát rất là hay. Để thêm say xưa rộn ràng trong không khí trung thu ngập tràn chúng ta cùng thưởng thức tiết mục nhảy “Rock vầng trăng” do các bé trình bày.
Cuội: Các bé vừa được nghe hát, xem nhảy rồi. Bây giờ các bé có thích chơi trò chơi không nào? Trước khi vào trò chơi chính thức, chú Cuội và chị Hằng sẽ cùng chơi trò xé nháp với các bé nhé. Khi chú Cuội hỏi to: Nháp đâu, nháp đâu?, các bé sẽ hô to: Nháp đây, nháp đây. Khi chú Cuội hô to: Xé nháp thì các bé sẽ hô to: Xoẹt nhé.
(Cho các bé chơi trò chơi khởi động). (Trong thời gian 2 bé hát, chuẩn bị trò chơi bịt mắt đập niêu)
Trò chơi 1: Bịt mắt đập niêu
Chị Hằng: Trò chơi đầu tiên của chúng ta là trò bịt mắt đập niêu. Chị sẽ treo bốn chiếc niêu trên cao kia, các bạn nhỏ sẽ bị bịt mắt và bạn nào đập trúng niêu sẽ là người chiến thắng. Chú Cuội hãy làm mẫu cho các em xem nào. (Cuội làm mẫu).
Cuội: Bây giờ chú Cuội xin mời 5 bạn nhỏ tham gia chơi trò chơi này nào. Bé nào đập được niêu sẽ được nhận phần quà đặc biệt của chương trình. (Gọi các bé giơ tay xung phong chơi. Để các bé giới thiệu tên. Khi kết thúc trò chơi, các bé đều được nhận quà)
Chị Hằng: Kết thúc phần trò chơi vừa rồi, chúng ta sẽ cùng thưởng thức thêm một tiết mục múa đến từ các bé... Vầng trăng bao đời vẫn sáng, vẫn lung linh trên bầu trời đêm vào dịp rằm, và sự tích Chú cuội, Hằng nga lại luôn gắn với ánh trăng vàng. Bằng sự hồn nhiên nhí nhảnh của trẻ thơ các bạn nhỏ lớp... thể hiện với tiết mục múa “Vầng trăng cổ tích”. Xin quý vị cùng thưởng thức.
Các bạn múa có hay không? Vậy các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn nào. Cho chị hỏi các bạn nhỏ nè? Thế các bạn có biết vào đêm trung thu chúng ta nhìn thấy cái gì mà thật sáng mà ánh sáng diệu dàng, mát mẻ không như mặt trời? (mặt trăng) đúng rồi. vậy các con có biết tuổi của trăng là bao nhiêu không? (không). Vậy muốn biết tuổi của trăng bao nhiêu sau đây chúng ta cùng nghe 2 bạn nhỏ hát bài “Tuổi của trăng” do chú Trịnh Vĩnh Thành sáng tác nha.
Trò chơi 2: : Đoán tên nhân vật cổ tích
Chị Hằng: Sau đây chị em mình sẽ chuyển sang chơi trò chơi thứ 2 nhé. Cho chị Hằng hỏi là các bé ở đây có thích đọc hoặc nghe kể truyện cổ tích không nào? À, như vậy là các bé rất thích truyện cổ tích và những nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam ta. Trò chơi này của chị Hằng cũng liên quan tới truyện cổ tích đấy các em ạ.
Cuội: Chú Cuội sẽ miêu tả về tính cách, số phận hoặc đặc trưng tiêu biểu của 5 nhân vật cổ tích. Các bé sẽ đoán xem đó là nhân vật cổ tích nào nhé,
Chị Hằng : Ồ vậy chị Hằng thử đố các em nhé. Nhân vật cổ tích nào thường ôm gốc đa trên cung trăng ngồi khóc huhu ấy nhỉ? (Các bé trả lời). À, đó chính là chú Cuội của chúng ta đây này: Chú Cuội ngồi gốc cây đa. Để trâu ăn lúa gọi cha ởi ời. (Cuội ra vẻ mặt dỗi).
Chị Hằng: Thôi Cuội ơi, chị Hằng chỉ trêu Cuội thôi mà. Cuội đừng giận nhé. Chị đang làm ví dụ cho các bé hiểu cách chơi ý mà. Thế các bé hiểu cách chơi chưa nào? Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu chơi nhé. Các bé nào biết thì hãy giơ tay trả lời nhé.
Nhân vật cổ tích nào khi mới sinh ra không tay không chân, chỉ là khối thịt tròn có mắt có miệng, lăn lông lốc đi chăn dê cho phú ông rồi sau đó lấy được con gái phú ông. (Sọ Dừa)
Câu hát: Bống bống bang bang. Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người là của nhân vật cổ tích nào? (cô Tấm)
Nhân vật cổ tích nào có cây đàn kêu réo rắt rằng: Đàn kêu tích tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang trở về? Và có niêu cơm thần ăn mãi không hết, cứ vơi lại đầy? (Thạch Sanh)
Quả dưa hấu gắn liền với câu chuyện cổ tích về nhân vật nào? (Mai An Tiêm)
Cuội: Chúng ta vừa được tham dự trò chơi đoán tên nhân vật cổ tích rất bổ ích và vui nhộn. Để tiếp theo chương trình, chúng ta sẽ cùng chào đón màn diễn song ca của ...(Hát xong, giao lưu với bé và tặng quà).
Trò chơi 3: Nhảy theo nhạc
Cuội: Các bé của chúng ta thật giỏi quá: vừa am hiểu truyện cổ tích dân gian lại cừa thông minh nhanh trí giải câu đố. Bây giờ, chú Cuội muốn thử khả năng linh hoạt của các bé qua phần trò chơi nhảy theo nhạc.
Chị Hằng: Trò đó mình chơi thế nào hả chú Cuội?
Cuội: Chị Hằng ơi. Trò này là vui lắm đấy. Chị em mình sẽ mời 5 bé tham gia chơi trò chơi này. Sau khi các bé lên sân khấu, thì bật nhạc lên để các bé nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng thì các bé cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc. Kết thúc trò chơi, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà của chương trình.
Ô, Cuội làm hay quá đi. Các bé có thích không nào? Bây giờ chị Hằng mời 5 bạn nhỏ lên tham gia trò chơi nào. Ai là người thích nhảy nào?
Kết thúc trò chơi tặng quà cho các bé.
III. Kết thúc chương trình
Cuội: Các em nhỏ thân mến, trung thu năm nay với chị Hằng và chú Cuội có thật nhiều ý nghĩa khi được xuống trần gia vui vầy phá cỗ với các em nhỏ. Trăng vàng vành vạnh đang gọi chúng ta rồi các bé ạ. Chị Hằng và chú Cuội sắp phải từ giã các em nhỏ rồi. Huhu…Chị Hằng ơi, em buồn quá.
Chị Hằng: Ồ Cuội à, chúng ta phải vui lên chứ. Sao lại nước mắt ngắn dài rồi. Để có được chương trình Vui hội trăng Rằm ý nghĩa như năm nay, chúng ta hãy cùng gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới cảm ơn...đã tạo điều kiện cho chúng ta tổ chức một đêm hội thật vui.
Cuội: Nhưng mà em muốn rước đèn với các bé cơ.
Chị Hằng: Ồ được chứ. Trước khi Cuội về với gốc đa và chị Hằng về chơi với thỏ ngọc thì chị em ta hãy cùng hát một bài hát thật vui, tặng quà cho các bé và dẫn các bé đi rước đèn ngắm trăng đã nào. Các bé có đồng ý hát với chị Hằng không nào? Chúng ta sẽ hát bài “Chiếc đèn ông sao” nhé. Chị Hằng bắt nhịp nha. Các bé ơi, cố gắng hát thật to nhé. Vì sau khi hát xong, chị Hằng, chú Cuội và Bờm sẽ phát quà cho các bé đấy. Nào..1…2…3…(hát)
Lời dẫn chương trình Trung thu trường Mầm non
1. Màn trống hội chào mừng
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa các quý vị đại biểu
Thưa toàn thể các em thiếu nhi thân mến!
Thế là một cái tết trung thu thật vui vẻ và ý nghĩa nữa lại đến. Không khí trung thu đã tràn ngập khắp các nẻo đường, con phố cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Hoà chung với không khí tưng bừng phấn khởi của thiếu nhi cả nước chào đón tết Trung thu, trường mầm non XX phối hợp cùng ... tổ chức chương trình vui Tết Trung thu “Vầng trăng ước mơ” năm...... Chương trình là dịp để các cháu thiếu nhi được giao lưu, gặp mặt, vui chơi, phá cỗ trông trăng.
Các em thiếu nhi thân mến! Đêm hội trăng rằm của chúng ta ngày hôm nay không chỉ được đón rất đông các bạn nhỏ chăm ngoan, học giỏi của nhà trường mà chúng ta còn vinh dự được đón các bác, các cô chú, anh chị phụ trách đến chung vui cùng tuổi thơ. Xin trân trọng giới thiệu sự hiện diện của các quý vị đại biểu: (Giới thiệu đại biểu).
3. Múa Lân (Đội Múa Lân)
4. Đọc thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước
5. Văn nghệ chào mừng
Tiếp nối chương trình quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các bé thưởng thức các tiết mục văn nghệ chào mừng tết Trung thu do đội văn nghệ trường mầm non XX biểu diễn.
a, Tiết mục múa ''Vầng trăng yêu thương''
Vậy là sau bao nhiêu ngày háo hức chờ đợi - đêm trăng rằm trung thu đã đến.
“Trăng như nón mẹ - lơ lửng trước nhà
Trăng như trái bóng - ai đá lên trời
Trăng như quả chín - ngọt thơm biếu bà …”
Vầng trăng trung thu đã về cho tuổi thơ thêm niềm vui và tiếng cười. Chúng ta hãy cùng đón trăng thu với tiết mục múa “Vầng trăng yêu thương” do đội văn nghệ lớp... thực hiện.
b, Tiết mục đơn ca ''Thùng thình"
Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé... đến từ lớp...
c, Chơi trò chơi
Để tiếp theo chương trình, chúng mình hãy cùng chơi một trò chơi nhé. Các bé hãy giơ những cánh tay của mình lên nào, rất nhiều phần quà đáng yêu đang chờ đợi các bé trên sân khấu đấy. Hãy giơ cao cánh tay của mình lên nữa đi ạ.Các bé có vui không?Các bé có muốn chơi tiếp không?Nhưng trước khi đến với trò chơi tiếp theo chúng mình hãy cùng thưởng thức bài hát: “Rước đèn ông sao” do tốp ca ...đến từ lớp thể hiện. Chúng mình hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các bạn nhé!
Vâng như lời hứa, chị sẽ mang đến cho các bé một trò chơi nữa đây. Chị cần 5 bé trai và 5 bé gái. Các bé hãy giơ cao tay lên nào.
Giới thiệu các tiết mục văn nghệ tiếp theo.
6. Bế mạc
Kính thưa quý vị đại biểu, quý phụ huynh và các em thiếu nhi thân mến!
Chúng ta đã có một buổi vui tết Trung thu thật vui vẻ, đầm ấm và đầy ý nghĩa, tôi mong muốn rằng thông qua buổi sinh hoạt này các bé sẽ tích cực học tập, lao động hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Thay mặt những người làm chương trình, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý vị đại biểu, quý phụ huynh mạnh khoẻ hạnh phúc.
Lời dẫn chương trình Trung thu Mầm non
Màn múa lân chào đầu
Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu
Vâng, xin cảm ơn màn biểu diễn rất tuyệt vời vừa rồi của đoàn múa lân. Lời đầu tiên cho ... và ... (tên MC) xin…gửi tới quý vị lời chào nồng nhiệt nhất.
Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
"Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung"
Vui tết – đón trăng – nhớ Bác Hồ, nhà trường phối hợp với.... cùng tổ chức một đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích. Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự khi được đón tiếp các vị đại biểu. (Giới thiệu các đại biểu)
Đại biểu phát biểu và tặng quà
Kính thưa các vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến! Mặc dù, bận rất nhiều công việc nhưng trong đêm hội trung thu của các em, hôm nay chúng ta rất vinh dự được đón tiếp ông... Sau đây, xin trân trọng kính mời ông lên phát biểu và tặng quà cho các bé của trường mầm non.
Nội dung chính của chương trình văn nghệ:
Tiết mục 1: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)
Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé...
Tiết mục 2: Rước đèn tháng Tám (tiết mục đơn ca)
Dù là ngày xưa hay ngày nay thì rước đèn luôn được xem là một hoạt động đặc sắc và được các bạn nhỏ trông đợi nhất trong mỗi dịp Trung thu. Hình ảnh các em tay cầm những chiếc đèn đủ sắc “xanh lơ”, “tím tím”, “xanh lam”, “trắng trắng” với nhiều hình dáng khác nhau, nào là “đèn bươm bướm”, “đèn thiên nga”, “đèn ông sao”, “đèn cá chép” lung linh và hồn nhiên vui đùa bên mâm cỗ “bánh dẻo”, “bánh nướng” dưới trăng luôn làm thích thú người xem. Và những hình ảnh đầy thân thương này đều xuất hiện trong ca khúc “Rước đèn tháng Tám”. Trong đêm văn nghệ hôm nay, chúng ta sẽ được nghe lại ca khúc này qua phần trình bày của bé...
Tiết mục 3, tiết mục 4,...
Lời kết:
Cứ mỗi khi rằm tháng Tám đến, chúng ta lại nhắc nhở nhau về sự tích chú Cuội, sự tích Hằng Nga… Niềm vui của thiếu nhi chúng ta khi Trung Thu về là thấy ánh trăng vẫn luôn đúng hẹn, được cùng chúng bạn đi rước lồng đèn, được cha mẹ mua cho tấm bánh đặc biệt mang tên NGÀY HỘI THÁNG TÁM, được xem múa lân, được vui ca nhảy múa theo tiếng trống múa lân.
Thay mặt cho những người làm chương trình, chúng tôi xin chúc các em mãi luôn giữ được sự trong trắng, đơn sơ, hồn nhiên của tuổi thơ, dù mai này có lớn khôn, không còn trẻ thơ như ngày nào, thì tâm hồn các em vẫn giữ được sự bình an thư thái, giữ được nụ cười tươi tắn mãi như hôm nay! Chúc cho tâm hồn mọi người luôn đẹp như ánh trăng rằm và cuộc sống này luôn ngọt ngào như những chiếc bánh trung thu!