Lịch sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc Soạn Sử 6 trang 81 sách Chân trời sáng tạo
Giải Lịch sử lớp 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trang 81, 82, 83, 84.
Qua đó, giúp các em mô tả được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời Bắc thuộc. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 16 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn Sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
- Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học
- Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
- Lý thuyết Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
- Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
❓Tại sao nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu?
Trả lời:
Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu nhằm thực hiện âm mưu sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ nhà Hán.
❓Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ hình 16.1, 16.2 và hình 16.3, em hãy cho biết chính quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị gì đối với nước ta?
Trả lời:
Hình 16.1, 16.2 và 16.3 thể hiện những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta về chính trị và kinh tế:
+ Về chính trị:
- Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc; chia thành các đơn vị hành chính như: châu – quận, dưới châu – quận là huyện.
- Cử quan lại người Hán tới cai trị, đứng đầu các đơn vị hành chính từ cấp huyện trở lên.
- Xây đắp thành lũy lớn ở các châu, quận và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền.
- Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
+ Về kinh tế: bắt người Việt phải cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, lông trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt để đưa về Trung Quốc…
❓Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam?
Trả lời:
Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
❓Em hãy xác định những chuyển biến của nông nghiệp nước ta trong thời Bắc thuộc?
Trả lời:
Những chuyển biến của nông nghiệp nước ta trong thời Bắc thuộc:
- Trồng lúa vẫn là ngành chính, ngoài ra người dân còn chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như: cây ăn quả, cây dâu, cây bông…
- Việc dùng cày và sử dụng sức kéo trâu bò đã phổ biến
- Người dân biết đắp đê phòng lũ lụt.
❓Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phải phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc đã cho thấy sức sống bền bỉ của nền văn hóa Đông Sơn cổ truyền, minh chứng cho cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hóa cổ truyền của dân tộc.
❓Quan sát tư liệu 16.5, nêu những chuyển biến trong cơ cấu xã hội nước ta thời Bắc thuộc so với thời Văn lang, Âu Lạc.
Trả lời:
- Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.
- Những thế lực tầng lớp trên của xã hội bị chính quyền đô hộ chèn ép
- Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc
❓Theo em, thành phần nào trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của người Việt? Tại sao?
Trả lời:
Theo em, tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt. Vì: các hào trưởng là những người có uy tín và vị thế quan trọng trong xã hội do đó, họ sẽ dễ dàng huy động, liên kết các tầng lớp nhân dân khác tham gia vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
Luyện tập
Câu 1. Hoàn thành sơ đồ tư duy về các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với Giao Châu – An Nam trong thời Bắc thuộc.
Trả lời:
Câu 2. Em hãy xác định những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta trong thời Bắc thuộc theo bảng sau:
Lĩnh vực | Chính trị | Kinh tế | Văn hóa |
Chuyển biến |
Trả lời:
Hoàn thành bảng:
Lĩnh vực | Chính trị | Kinh tế | Văn hóa |
Chuyển biến | - Lãnh thổ nước ta bị sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. - Các triều đại phong kiến phương Bắc thi hành chính sách cai trị hà khắc, khiến đời sống nhân dân cực khổ. - Mâu thuẫn xã hội dâng cao, nhiều cuộc đấu tranh chống lại chính quyền đô hộ của nhân dân ta đã nổ ra. | - Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác. Ví dụ: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò … - Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn. - Xuất hiện nghề thủ công mới: giấy, thủy tinh… - Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành. | - Một số thành tựu của nền văn hóa Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Ví dụ: chữ Hán, Nho giáo, phong tục – tập quán… - Người Việt tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc để phát triển văn Việt; đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… |
Vận dụng
Câu 3: Em hãy hoàn thành bảng dưới đây để rút ra những hậu quả từ chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta
Lĩnh vực | Thông tin chính sách | Suy luận hậu quả |
Chính trị | Sát nhập nước ta thành các châu, quận của Trung Quốc, áp dụng luật pháp hà khắc | Âm mưu xóa bỏ quốc gia-dân tộc Việt, biến nước ta thành châu, quận của Trung Quốc |
Kinh tế | Chiếm đoạt ruộng đất, đồn điền áp trại | ? |
Bắt dân ta cống nạp sản vật quý: thuế khóa nặng nề, giữ độc quyền muối sắt | ||
Xã hội | Cau trị hà khắc, đưa người Hán sang nước ta sinh sống | ? |
Văn hóa | Truyền bá Nho giáo, bắt dân ta thay đổi phong tục, luật pháp theo người Hàn, xóa bỏ những tập quán của người Việt,…. | ? |
Trả lời:
Lĩnh vực | Thông tin chính sách | Suy luận hậu quả |
Chính trị | Sát nhập nước ta thành các châu, quận của Trung Quốc, áp dụng luật pháp hà khắc | Âm mưu xóa bỏ quốc gia-dân tộc Việt, biến nước ta thành châu, quận của Trung Quốc |
Kinh tế | Chiếm đoạt ruộng đất, đồn điền áp trại | Khai thác kiệt quệ tất cả các sản vật quý hiếm của đất nước ta, bóc lột đến tận cùng |
Bắt dân ta cống nạp sản vật quý: thuế khóa nặng nề, giữ độc quyền muối sắt | ||
Xã hội | Cai trị hà khắc, đưa người Hán sang nước ta sinh sống | muốn đồng hóa dân tộc ta, nhân dân chịu áp bức xã hội nặng nề |
Văn hóa | Truyền bá Nho giáo, bắt dân ta thay đổi phong tục, luật pháp theo người Hàn, xóa bỏ những tập quán của người Việt,…. | Muốn người Việt tiếp nhận văn hóa của họ, xóa bỏ nét đẹp truyền thống lâu đời, đồng hóa người Việt thành người Hán |
Lý thuyết Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
- Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Trung Quốc sau đó chia thành các châu, quận…
- Cử quan lại người Hán tới cai trị đến tận cấp huyện.
- Xây các thành lũy lớn, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.
3. Chính sách đồng hoá
- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt, xóa bỏ tập quán lâu đời của người Việt, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ.
- Nho giáo, chữ Hán du nhập vào nước ta để phục vụ cho công cuộc đồng hoá nhưng chữ Hán chỉ giới hạn trong một số ít người ở trung tâm.
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
1. Những chuyển biến về kinh tế.
- Nông nghiệp:
- Trồng lúa nước vẫn là ngành chính, biết đắp đê phòng lụt.
- Sử dụng cày, sức kéo trâu bò và công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất
- Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông
- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền…
- Giao thương các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp ở trong nước và với các thương nhân Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
2. Những chuyển biến về xã hội.
- Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép.
- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền cai trị phương Bắc.
Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
Câu 1: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Năm 179 TCN – 938.
B. Năm 179 – 938.
C. Năm 111 TCN – 905.
D. Năm 111 – 905.
Đáp án: A
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc trên lĩnh vực chính trị đối với nhân dân Âu Lạc?
A. Sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
C. Cửa quan lại người Hán tới cai trị Âu Lạc.
D. Đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
Đáp án: B
Câu 3: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.
Đáp án: C
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Thanh Trúc Nguyễn ThịThích · Phản hồi · 2 · 25/03/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
-
Dẫn chứng về vẻ đẹp tâm hồn - Tấm gương về vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu
Mới nhất trong tuần
-
Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
10.000+ -
Lịch sử 6 Bài 6: Ai Cập cổ đại
10.000+ 1 -
Địa lí 6 Bài 5: Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng kích thước của Trái Đất
10.000+ -
Lịch sử 6 Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp
10.000+ -
Viết đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của người nguyên thủy (4 mẫu)
1.000+ -
Địa lí 6 Bài 4: Lược đồ trí nhớ
10.000+ -
Lịch sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy
10.000+ -
Địa lí 6 Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ
10.000+ -
Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người
10.000+