Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại Soạn Sử 10 trang 53 sách Cánh diều
Soạn Sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 53→60 thuộc chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới.
Lịch sử 10 bài 8 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại chủ đề 4 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Cánh diều. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 10 bài 8 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8 sách Cánh diều
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a. Bối cảnh lịch sử:
- Thời gian: Giữa thế kỉ XVIII
- Địa điểm: Bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra châu Âu và Bắc Mỹ
- Thuận lợi:
- Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công- Có tích lũy tư bản
- Giàu tài nguyên thiên nhiên
- Lực lượng lao động dồi dào
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a. Bối cảnh lịch sử
Thời gian: Từ giữa thế kỉ XIX đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914)
Nước Anh tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước
Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển,…
Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đã đạt được nhiều thành tựu: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niu-tơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hóa (Đác-uyn)
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 bài 8 trang 60
Câu 1
Lập bảng thể hiện những thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.
Gợi ý đáp án
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần 1 | Cuộc Cách mạng công nghiệp lần 2 |
- Năm 1782, Giêm Oát đã chế tạo thành công một chiếc máy hơi nước kiểu song hướng. - Động cơ đốt trong ra đời. - Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước. - Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun. | - Các phát minh về điện xuất hiện. - Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế. - Năm 1891, chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện quay chiều. - Dầu đi-ê-zen được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. - Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay. |
Câu 2
Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai có ý nghĩa nhất? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Thành tựu có ý nghĩa nhất là phát minh và sản xuất ô tô và máy bay. Vì đó là những phương tiện hỗ trợ con người di chuyển nhanh chóng và tiết kiệm thời gian đi lại. Việc di chuyển của con người được nâng lên một tầng cao mới, có ý nghĩa sâu sắc với quá trình phát triển của loài người.
Câu 3
Nêu và phân tích một thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai tác động đến cuộc sống của bản thân em.
Gợi ý đáp án
Thành tựu về phát minh ra điện của Ê-đi-xơn. Điện đã trở thành một phần quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của em cũng như của mỗi con người, điện là nguồn năng lượng cho các máy và thiết bị, là điều kiện phát triển tự động hóa và hiện đại hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 4
Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt”.
Gợi ý đáp án
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc, mở ra một kỷ nguyên để cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước. Tạo nên một động lực phát triển mạnh mẽ đối với nền công nghiệp và nền kinh tế.
Đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã có sự khác biệt, họ đã biết sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa cao, sản xuất hàng loạt và chuyển sang giai đoạn tự động hóa sản xuất và từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện.
Qua hai cuộc Cách mạng công nghiệp đã có những bước phát triển nhảy vọt và tiến bộ, nâng cao chất lượng đời sống và sản xuất của con người.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị định 113/2018/NĐ-CP - Bổ sung trường hợp tinh giản biên chế
-
Thuyết minh đoạn trích Trao duyên (Dàn ý + 5 Mẫu)
-
Soạn bài Bếp lửa Kết nối tri thức - Ngữ văn lớp 8 trang 23 sách Kết nối tri thức tập 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Bảng lương giáo viên Mầm non từ 01/07/2024
-
Soạn bài Kể lại một truyền thuyết - Kết nối tri thức 6
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Tập làm văn lớp 5: Kể lại buổi học đáng nhớ của em (7 mẫu)
-
Mở bài gián tiếp Tả bà (8 mẫu) - Mở bài gián tiếp tả người thân lớp 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Mới nhất trong tuần
-
Giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
100+ -
Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
1.000+ -
Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1.000+ -
Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
1.000+ -
Lịch sử 10 Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
100+ -
Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam
100+ -
Lịch sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
1.000+ -
Lịch sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
100+ -
Lịch Sử 10 Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
1.000+ -
Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam
100+